Đề Nghị Hỗ Trợ 80 Tấn Hóa Chất Chlorine Xử Lý Ao Nuôi Tôm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.
Do vậy, tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, hỗ trợ thêm 80 tấn Chlorine từ nguồn hóa chất dự trữ quốc gia để giúp tỉnh xử lý cải tạo ao hồ, tiêu diệt mầm bệnh ở những vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tập trung, hạn chế sự lây lan mầm bệnh, khống chế không để bùng phát thành dịch, khôi phục sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có gần 20.500 hộ thả nuôi hơn 1,5 tỉ con giống tôm sú trên diện tích hơn 19.500ha và khoảng 1.900 hộ thả nuôi gần 500 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1.250 ha. Tuy nhiên, giữa tháng 5/2013 có trên 370 triệu con tôm sú của khoảng 4.400 hộ bị thiệt hại (diện tích hơn 3.500 ha) và gần 400 ha diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại, do bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng; cùng với thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng kéo dài và mưa sớm đã làm cho nhiều vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh thiệt hại khá cao, tôm chết ở giai đoạn khoảng từ 15 - 40 ngày sau khi thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tại tỉnh Trà Vinh, nhiều diện tích nuôi tôm sú chính vụ 2011 đang trong giai đoạn từ 30 - 45 ngày tuổi bị chết vì bệnh đỏ thân. Đến nay, ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú đã có gần 1.110 ha tôm sú của 930 hộ dân bị thiệt hại, với số lượng gần 44 triệu con

Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm

Các nhà máy đường đang tồn kho lượng đường khá lớn, trong khi các doanh nghiệp tiêu thụ đường lại đang đòi được nhập khẩu đường. Trước tình hình đó, ngày 28/3, tại TP HCM, Bộ Công thương đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ, nhưng xem ra vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung, khi bên nào cũng chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của mình.

Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng