Đề Nghị Giãn Nợ Cho Nông Dân Bị Nợ Tiền Cá

Đề nghị giãn nợ tại các ngân hàng thương mại cho nông dân bị các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang gặp khó khăn nợ tiền cá, ông Võ Thành Thống - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đã kiến nghị như vậy với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 4-4.
Ông Thống cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thủy sản ở địa phương tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để duy trì sản xuất. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường giám sát, hạn chế việc doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn, để đầu tư trung và dài hạn; nghiêm cấm sử dụng vốn sai mục đích.
Theo UBND TP Cần Thơ, hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, với lãi suất 19 - 25%/năm, thậm chí có doanh nghiệp vay với lãi suất 28%/năm, nhưng vẫn không dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp nâng giá mua nguyên liệu cao hơn 10 - 20% nhưng kéo dài thời gian thanh toán nhằm chiếm dụng vốn. Mặt khác, một số doanh nghiệp có vốn mạnh đã lợi dụng tình hình này ép giá nguyên liệu, gây khó khăn khiến nông dân nuôi cá lâm vào cảnh điêu đứng vì nợ nần.
Có thể bạn quan tâm

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn).

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Công ty Bayer phối hợp cùng các ngành chức năng của Đồng Tháp vừa tổ chức tọa đàm xử lý xoài ra hoa mùa nghịch và biện pháp phòng trừ sâu bệnh xoài trong mùa mưa tại xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, có 140 nhà vườn trong huyện đến dự

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.