Đề Nghị Dành Vốn Lớn, Dài Hạn Đầu Tư Công Nghệ Cao Cho Chăn Nuôi

Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Trong khi đó, đầu tư cho lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch so với các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp còn thấp, chỉ khoảng 12 tỷ đồng/năm; thấp hơn hàng chục lần so với một số nước nông nghiệp phát trên trong khu vực.
Cơ chế chính sách của nhà nước nhìn chung vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra các nhà máy chế tạo máy nông nghiệp chuyên sâu. Ở một mô hình khác, Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương được coi là một đơn vị mạnh với doanh thu năm 2012 đạt 1.800 tỷ đồng. Đến nay, chưa công ty nào trong ngành chăn nuôi tiếp cận được với vốn vay để mua công nghệ cao. Các tiêu chuẩn về chất lượng chưa phù hợp với giai đoạn phát triển và điều kiện kinh tế của đất nước. Đơn cử, tiêu chuẩn xử lý môi trường nước và không khí trong ngành chăn nuôi hiện được áp dụng chung với các ngành công nghiệp, trong khi ở các nước đã phát triển, phải có tiêu chuẩn riêng...
Đại diện doanh nghiệp đề nghị, nhà nước cần tạo nguồn vốn lớn, dài hạn từ 7 - 20 năm để đầu tư công nghệ cao cạnh tranh cho ngành chăn nuôi; hỗ trợ ngành chăn nuôi và các công ty chăn nuôi kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường gắn với tái sử dụng năng lượng nước cho những dự án xây dựng quy mô lớn và vừa...
Có thể bạn quan tâm

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

Trước tình hình hạn hán diễn ra gay gắt, từ đầu tháng 4/2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị phương án chống hạn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ hè thu 2015.