Đề nghị cho BIDISALCO thực hiện dự án sản xuất muối sạch, muối tinh

UBND tỉnh thống nhất đề nghị Bộ KH&CN cho phép BIDISALCO thực hiện dự án khoa học và công nghệ nói trên với 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, gồm: 2 đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất muối sạch quy mô tối thiểu 50ha phù hợp điều kiện sản xuất tại Bình Định và miền Trung” và “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất muối tinh, công suất 2,5-3 tấn/giờ, dùng cho sản xuất dược phẩm và các ngành công nghiệp khác”;
Và 1 dự án “Sản xuất thử nghiệm muối sạch quy mô tối thiểu 50ha và muối tinh công suất 2,5-3 tấn/giờ”.
Theo văn bản của UBND tỉnh, đây là dự án quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của ngành sản xuất muối trong nước, cụ thể hóa chủ trương của Bộ NN&PTNT thực hiện “Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Kết quả dự án giúp doanh nghiệp, diêm dân hướng phát triển theo phương pháp canh tác mới và chủ động trong sản xuất, tăng thu nhập cho diêm dân; đồng thời, nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch tại khu vực và cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.