Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để nghề nuôi tôm hùm phát triển

Để nghề nuôi tôm hùm phát triển
Ngày đăng: 21/10/2015

Các địa phương tập trung nuôi nhiều là huyện Vạn Ninh, TP.Cam Ranh và TP.Nha Trang...

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thương hiệu, thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu theo chuỗi giá trị.

Việc tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào việc khai thác ngoài tự nhiên, hoặc nhập khẩu từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á...

Do đó, để phát triển nghề nuôi tôm hùm tại địa phương cần giải quyết những tồn tại này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nhân tạo tôm hùm giống.

Làm được điều này thì nghề nuôi tôm hùm sẽ giải quyết được bài toán khó về nguồn giống.

Bởi hiện nay, tỷ lệ hộ nuôi gặp khó khăn về nguồn cung cấp con giống chiếm đến 60 - 70%.

Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên cũng không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.

Vào thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống dao động 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể lên đến 400.000 - 500.000 đồng/con.

Bên cạnh đó, cần giải quyết được bài toán đầu ra cho con tôm, bởi hiện nay, việc tiêu thụ tôm hùm thương phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái bán buôn với thị trường Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, do đó không ít lần người nuôi tôm hùm phải chịu cảnh thua thiệt vì tôm bị ép giá, rớt giá.

Được biết, hiện nay, ngành chức năng của tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết mặt nước, nuôi tôm hùm ở các vịnh, đầm; xây dựng rạn nhân tạo ở vịnh Nha Trang.

Đồng thời, tạo liên kết giữa người nuôi tôm hùm với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh tôm hùm.

Cùng với đó, thức ăn nhân tạo cho tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công...

Với những yếu tố đó, hy vọng nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh sẽ có bước phát triển khởi sắc trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

09/08/2013
Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

09/08/2013
Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

10/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

10/08/2013
Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

10/08/2013