Để nghề nuôi tôm hùm phát triển

Các địa phương tập trung nuôi nhiều là huyện Vạn Ninh, TP.Cam Ranh và TP.Nha Trang...
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do chưa có thương hiệu, thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu theo chuỗi giá trị.
Việc tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.
Trong khi đó, tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào việc khai thác ngoài tự nhiên, hoặc nhập khẩu từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á...
Do đó, để phát triển nghề nuôi tôm hùm tại địa phương cần giải quyết những tồn tại này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nhân tạo tôm hùm giống.
Làm được điều này thì nghề nuôi tôm hùm sẽ giải quyết được bài toán khó về nguồn giống.
Bởi hiện nay, tỷ lệ hộ nuôi gặp khó khăn về nguồn cung cấp con giống chiếm đến 60 - 70%.
Nguồn tôm hùm giống khai thác tự nhiên cũng không ổn định do phụ thuộc vào mùa vụ, diễn biến thời tiết, thay đổi dòng chảy và môi trường biển.
Vào thời điểm được mùa, giá tôm hùm giống dao động 150.000 - 200.000 đồng/con, khi khan hiếm có thể lên đến 400.000 - 500.000 đồng/con.
Bên cạnh đó, cần giải quyết được bài toán đầu ra cho con tôm, bởi hiện nay, việc tiêu thụ tôm hùm thương phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái bán buôn với thị trường Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, do đó không ít lần người nuôi tôm hùm phải chịu cảnh thua thiệt vì tôm bị ép giá, rớt giá.
Được biết, hiện nay, ngành chức năng của tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết mặt nước, nuôi tôm hùm ở các vịnh, đầm; xây dựng rạn nhân tạo ở vịnh Nha Trang.
Đồng thời, tạo liên kết giữa người nuôi tôm hùm với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh tôm hùm.
Cùng với đó, thức ăn nhân tạo cho tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm đã được các nhà khoa học nghiên cứu thành công...
Với những yếu tố đó, hy vọng nghề nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh sẽ có bước phát triển khởi sắc trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng cuối năm, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại liên tục tăng cao, cộng với tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi canh và bán thâm canh đã dần ổn định nên nông dân nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì rủi ro giảm, lợi nhuận cao.

Trong khi rất nhiều hộ nuôi tôm ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung lao đao vì dịch bệnh thì ông Nguyễn Hải (SN 1943, ở khu phố 6, phường Phú Đông) đã mạnh dạn có những bước đi mới trong việc thay đổi kỹ thuật nuôi, trở thành một trong những nông dân làm giàu từ vật nuôi này.

Thời buổi công nghệ thông tin, chỉ một chiếc điện thoại di động là có thể biết được tất tật thông tin từ hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Vậy mà đối với các hộ nuôi trồng thủy sản lại mất trắng cơ nghiệp do… nghẽn thông tin dự báo thời tiết. Chuyện tưởng lạ nhưng lại có thật 100% đối với rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh sau cơn bão số 5 và số 6.

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.