Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dễ Mua Nhầm Trứng Gà Ác Giả

Dễ Mua Nhầm Trứng Gà Ác Giả
Ngày đăng: 27/06/2012

Hầu hết trứng gà ác trên thị trường đều là hàng giả.

Trứng gà ác giả không chỉ tiêu thụ mạnh tại các chợ, dọc theo các con đường tại TPHCM mà còn “tấn công” vào các siêu thị, mang nhãn hiệu trứng gà ác hoặc gà ta. Thực chất, đây là trứng của một giống gà công nghiệp.

Trứng “giả” tràn lan

Cách nay khoảng 2 - 3 năm, trứng gà ác có giá bán sỉ 2.300 - 2.500 đồng/trứng, giá bán lẻ trên thị trường lên đến 4.000 - 5.000 đồng/trứng; được quảng cáo là dinh dưỡng cao và phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng có thu nhập khá trở lên. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012, trứng gà ác bị cạnh tranh quyết liệt từ một loại giống gà nhập ngoại có nguồn gốc từ Ai Cập.

Giống gà này được nuôi công nghiệp cho ra trứng có kích thước, màu sắc khá giống với trứng gà ta trong nước, nên khi đưa ra thị trường được quảng cáo là trứng gà ta. Không dừng lại ở đó, người nuôi còn điều chỉnh chế độ thức ăn theo công thức khác để gà giống Ai Cập đẻ trứng có kích cỡ nhỏ gần bằng trứng gà ác, giới thiệu là trứng gà ác để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ một trại gà ác ở Long An, cho biết từ đầu năm đến nay, giá trứng gà ác đã giảm còn 2.000 đồng/trứng (giá sỉ), giá bán lẻ cũng giảm còn 3.000 đồng/trứng. Trong khi giá trứng gà giống Ai Cập vẫn ổn định ở mức cao khoảng 3.000 - 3.500 đồng/trứng, cao hơn cả trứng gà ác thật.

Hàng thật lép vế

Theo giới chăn nuôi, giá trứng gà ác giảm mạnh chủ yếu do cạnh tranh. Cách nay vài năm, khi giá trứng gà ác bán lẻ trên thị trường lên mức 4.000 - 5.000 đồng/trứng, nuôi gà ác bán trứng lãi nhiều nên nhiều người đầu tư nuôi với số lượng lớn, tập trung nhiều ở Tiền Giang, Long An và các tỉnh ĐBSCL. Song song đó, có khá nhiều người bắt đầu nuôi gà giống Ai Cập lấy trứng, dẫn đến nguồn cung rất dồi dào, trứng gà ác rớt giá.

Một số chủ trang trại gà ở Đồng Nai cho biết nuôi gà ác lấy trứng rủi ro khá cao. Do gà ác không có giống mới nên dẫn đến đồng huyết, tỉ lệ hao hụt lên đến 20% - 30%. Tỉ lệ gà đẻ cũng rất thấp, chỉ từ 30% - 40%. Gà ác đẻ thải ra có giá thấp (khoảng 50.000 đồng/con) nên người nuôi không có lãi.

Trong khi nuôi gà đẻ giống Ai Cập tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng 5%, tỉ lệ gà đẻ lên đến 70%; gà đẻ thải ra có mức giá khoảng 100.000 đồng/con. Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều người chuyển sang nuôi gà giống Ai Cập thay vì nuôi gà ác để bảo đảm lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Ông La Mao Thoại, chủ nhiều trại gà ác ở Tiền Giang, Bến Tre, cho biết đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nuôi gần 200.000 con gà ác đẻ lấy trứng. “Do bị cả trứng thật và trứng giả mạo cạnh tranh quyết liệt nên không có lãi. Tôi phải xuất khẩu trứng gà ác để tăng đầu ra, tìm lợi nhuận; trước mắt, đang xuất bán sang thị trường Campuchia với số lượng khoảng 100.000 trứng/tháng” - ông Thoại nói.

Khó phân biệt thật – giả

Theo các chủ trại gà, trứng gà ác và trứng gà giống Ai Cập không khác biệt nhiều nên người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng giả. Nhìn bằng mắt thường, màu sắc 2 vỏ trứng rất giống nhau, trứng gà giống Ai Cập chỉ “nhỉnh” hơn trứng gà ác chút ít. Màu sắc lòng đỏ cũng giống nhau, chỉ khác biệt là tỉ lệ lòng đỏ/lòng trắng trứng gà giống Ai Cập là 50/50; trứng gà ác là 60/40. Ngoài ra, trứng gà giống Ai Cập có tỉ lệ nước nhiều hơn, độ béo ít hơn trứng gà ác.

Có thể bạn quan tâm

Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

28/04/2015
Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

28/04/2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

28/04/2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

28/04/2015
Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

28/04/2015