Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dễ Mua Nhầm Trứng Gà Ác Giả

Dễ Mua Nhầm Trứng Gà Ác Giả
Ngày đăng: 27/06/2012

Hầu hết trứng gà ác trên thị trường đều là hàng giả.

Trứng gà ác giả không chỉ tiêu thụ mạnh tại các chợ, dọc theo các con đường tại TPHCM mà còn “tấn công” vào các siêu thị, mang nhãn hiệu trứng gà ác hoặc gà ta. Thực chất, đây là trứng của một giống gà công nghiệp.

Trứng “giả” tràn lan

Cách nay khoảng 2 - 3 năm, trứng gà ác có giá bán sỉ 2.300 - 2.500 đồng/trứng, giá bán lẻ trên thị trường lên đến 4.000 - 5.000 đồng/trứng; được quảng cáo là dinh dưỡng cao và phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng có thu nhập khá trở lên. Tuy nhiên, từ đầu năm 2012, trứng gà ác bị cạnh tranh quyết liệt từ một loại giống gà nhập ngoại có nguồn gốc từ Ai Cập.

Giống gà này được nuôi công nghiệp cho ra trứng có kích thước, màu sắc khá giống với trứng gà ta trong nước, nên khi đưa ra thị trường được quảng cáo là trứng gà ta. Không dừng lại ở đó, người nuôi còn điều chỉnh chế độ thức ăn theo công thức khác để gà giống Ai Cập đẻ trứng có kích cỡ nhỏ gần bằng trứng gà ác, giới thiệu là trứng gà ác để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ một trại gà ác ở Long An, cho biết từ đầu năm đến nay, giá trứng gà ác đã giảm còn 2.000 đồng/trứng (giá sỉ), giá bán lẻ cũng giảm còn 3.000 đồng/trứng. Trong khi giá trứng gà giống Ai Cập vẫn ổn định ở mức cao khoảng 3.000 - 3.500 đồng/trứng, cao hơn cả trứng gà ác thật.

Hàng thật lép vế

Theo giới chăn nuôi, giá trứng gà ác giảm mạnh chủ yếu do cạnh tranh. Cách nay vài năm, khi giá trứng gà ác bán lẻ trên thị trường lên mức 4.000 - 5.000 đồng/trứng, nuôi gà ác bán trứng lãi nhiều nên nhiều người đầu tư nuôi với số lượng lớn, tập trung nhiều ở Tiền Giang, Long An và các tỉnh ĐBSCL. Song song đó, có khá nhiều người bắt đầu nuôi gà giống Ai Cập lấy trứng, dẫn đến nguồn cung rất dồi dào, trứng gà ác rớt giá.

Một số chủ trang trại gà ở Đồng Nai cho biết nuôi gà ác lấy trứng rủi ro khá cao. Do gà ác không có giống mới nên dẫn đến đồng huyết, tỉ lệ hao hụt lên đến 20% - 30%. Tỉ lệ gà đẻ cũng rất thấp, chỉ từ 30% - 40%. Gà ác đẻ thải ra có giá thấp (khoảng 50.000 đồng/con) nên người nuôi không có lãi.

Trong khi nuôi gà đẻ giống Ai Cập tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng 5%, tỉ lệ gà đẻ lên đến 70%; gà đẻ thải ra có mức giá khoảng 100.000 đồng/con. Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều người chuyển sang nuôi gà giống Ai Cập thay vì nuôi gà ác để bảo đảm lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Ông La Mao Thoại, chủ nhiều trại gà ác ở Tiền Giang, Bến Tre, cho biết đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nuôi gần 200.000 con gà ác đẻ lấy trứng. “Do bị cả trứng thật và trứng giả mạo cạnh tranh quyết liệt nên không có lãi. Tôi phải xuất khẩu trứng gà ác để tăng đầu ra, tìm lợi nhuận; trước mắt, đang xuất bán sang thị trường Campuchia với số lượng khoảng 100.000 trứng/tháng” - ông Thoại nói.

Khó phân biệt thật – giả

Theo các chủ trại gà, trứng gà ác và trứng gà giống Ai Cập không khác biệt nhiều nên người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng giả. Nhìn bằng mắt thường, màu sắc 2 vỏ trứng rất giống nhau, trứng gà giống Ai Cập chỉ “nhỉnh” hơn trứng gà ác chút ít. Màu sắc lòng đỏ cũng giống nhau, chỉ khác biệt là tỉ lệ lòng đỏ/lòng trắng trứng gà giống Ai Cập là 50/50; trứng gà ác là 60/40. Ngoài ra, trứng gà giống Ai Cập có tỉ lệ nước nhiều hơn, độ béo ít hơn trứng gà ác.

Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa

Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở ĐBSH đang trong giai đoạn đứng cái, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng.

13/08/2015
Đề xuất Nhật Bản nhập khẩu xoài Việt Đề xuất Nhật Bản nhập khẩu xoài Việt

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã có buổi đối thoại cấp cao Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam lần thứ hai.

13/08/2015
Giá tôm tại Mỹ giảm mạnh Giá tôm tại Mỹ giảm mạnh

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, do ảnh hưởng của việc đồng USD tăng giá mạnh, các nước đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào Mỹ khiến áp lực cạnh tranh tại đây rất lớn.

13/08/2015
Nông dân hào hứng với ngô biến đổi gen Nông dân hào hứng với ngô biến đổi gen

Được tiếp cận trực tiếp với giống ngô biến đổi gen (BĐG), rất nhiều nông dân đã hào hứng và “mê” giống ngô mới, bởi một điều đơn giản đó là, hiệu quả kinh tế cao hơn.

13/08/2015
Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam

Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng.

13/08/2015