Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Thông thường các nhà khoa học thường khuyến cáo áp dụng công thức phân bón cho vụ hè thu là: (80 – 90) N – (50 – 60) P2O5 – (30 - 40) K2O.
Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...
Để bón phân có hiệu quả cao, nông dân nên hiểu rõ vai trò của phân bón, đặc biệt là các yếu tố đa lượng. Cụ thể N (phân đạm) giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao... N cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây lúa. Còn P (phân lân) giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng.
P cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đầu. Riêng K (kali) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, tăng tích lũy chất khô và chất lượng lúa gạo.
Bà con cũng cần nắm vững loại phân bón, tỷ lệ nguyên chất của các thành phần dưỡng chất có trong một bao phân. Ví dụ phân đơn như urê tỷ lệ thông thường là 46%, tức 2 bao phân (100kg) chứa 46kg N nguyên chất. Phân lân Văn Điển/Ninh Bình, tỷ lệ 15 -17%, tức 100kg phân chứa 15 - 17kg P nguyên chất….
Còn phân hỗn hợp như NPK 16-16-8, tức trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O… Từ đó nông dân có thể dựa vào công thức khuyến cáo để mua lượng phân thương phẩm mà bón, hoặc biết quy đổi tỷ lệ thích hợp khi áp dụng phân hỗn hợp bón cho lúa.
Ngoài ra, cũng cần áp dụng bảng so màu lá lúa giai đoạn lúa 21 NSS để không bón thừa đạm vừa tốn tiền, vừa dễ bị sâu bệnh, lúa đổ ngã giảm năng suất. Không nên bón đạm nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu, không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt, không bón đạm khi lúa bị bệnh.
Có thể áp dụng máy bón phân vừa phun phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt trải đều trên ruộng rất tiện lợi, và không độc hại, nặng nhọc so với bón phân bằng tay.
Có thể bạn quan tâm

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.

Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.