Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Để Lúa Hè Thu Bội Thu
Ngày đăng: 25/04/2014

Thông thường các nhà khoa học thường khuyến cáo áp dụng công thức phân bón cho vụ hè thu là: (80 – 90) N – (50 – 60) P2O5 – (30 - 40) K2O.

Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...

Để bón phân có hiệu quả cao, nông dân nên hiểu rõ vai trò của phân bón, đặc biệt là các yếu tố đa lượng. Cụ thể N (phân đạm) giúp cây tăng trưởng, đẻ nhánh, ra lá, tăng chiều cao... N cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng cây lúa. Còn P (phân lân) giúp cây đẻ nhánh khỏe, ra rễ, thúc đẩy phân hóa đòng.

P cây lúa cần nhiều ở giai đoạn đầu. Riêng K (kali) tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, tăng tích lũy chất khô và chất lượng lúa gạo.

Bà con cũng cần nắm vững loại phân bón, tỷ lệ nguyên chất của các thành phần dưỡng chất có trong một bao phân. Ví dụ phân đơn như urê tỷ lệ thông thường là 46%, tức 2 bao phân (100kg) chứa 46kg N nguyên chất. Phân lân Văn Điển/Ninh Bình, tỷ lệ 15 -17%, tức 100kg phân chứa 15 - 17kg P nguyên chất….

Còn phân hỗn hợp như NPK 16-16-8, tức trong 100kg phân chứa 16kg N, 16kg P2O5 và 8kg K2O… Từ đó nông dân có thể dựa vào công thức khuyến cáo để mua lượng phân thương phẩm mà bón, hoặc biết quy đổi tỷ lệ thích hợp khi áp dụng phân hỗn hợp bón cho lúa.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng bảng so màu lá lúa giai đoạn lúa 21 NSS để không bón thừa đạm vừa tốn tiền, vừa dễ bị sâu bệnh, lúa đổ ngã giảm năng suất. Không nên bón đạm nhiều lần sẽ tăng chồi vô hiệu, không bón lúc trời mưa hoặc ruộng khô nứt, không bón đạm khi lúa bị bệnh.

Có thể áp dụng máy bón phân vừa phun phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt trải đều trên ruộng rất tiện lợi, và không độc hại, nặng nhọc so với bón phân bằng tay.


Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tình trạng loạn giá yến sào trên thị trường Cảnh báo tình trạng loạn giá yến sào trên thị trường

Tình trạng giá cả hỗn loạn, chất lượng phập phù đã đẩy người sử dụng yến sào vào cảnh vừa ăn, vừa lo rằng liệu mình có ăn phải sản phẩm kém chất lượng hay không...

30/06/2015
Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm

Nhập khẩu dừa của Việt Nam vào Đài Loan chiếm tới 85% tổng giá trị nhập khẩu dừa của thị trường này trong năm 2013 và 2014.

30/06/2015
Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát

Ngày 29.6, Bộ Tài chính đã thông báo: Gần đây, Bộ Tài chính có nhận được công văn kiến nghị của một số doanh nghiệp và qua thông tin trên một số báo phản ánh khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện áp dụng chính sách thuế xuất khẩu sắn lát 5%.

30/06/2015
 Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất Đầu tư cho cây ca cao cải thiện về chất

Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm ca cao đang rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đây là cơ hội lớn cho ngành ca cao Việt Nam, cần đầu tư cải thiện về “chất” từ sản xuất cho đến chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

30/06/2015
Mang Yang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ mùa Mang Yang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ mùa

Như nhiều địa phương khác trong tỉnh, mặc dù đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới do hạn hán kéo dài nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn kịp thời của ngành chức năng và chính quyền địa phương nên nông dân huyện Mang Yang vẫn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, hướng tới hoàn tất công tác gieo trồng vụ mùa năm 2015 đúng thời vụ.

30/06/2015