Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa cải tiến khâu thiết kế và marketing

Bao bì nhãn mác là điểm yếu của hầu hết các sản phẩm Việt
Bà Mai Thị Ánh Tuyết- Giám đốc Sở Công Thương An Giang - cho biết, những năm gần đây, bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu, An Giang rất quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nội địa cho DN.
Kết quả, chỉ trong 2 năm 2013-2014, tổng giá trị hàng hóa của các DN An Giang xúc tiến tại các tỉnh là 240 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với trước đó.
Hiện hàng hóa của các DN trong tỉnh đã thâm nhập được vào thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và Hà Nội. Trong đó, TP.Hồ Chí Minh chiếm 85% tổng hàng hóa.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, doanh số hàng hóa của An Giang tại các tỉnh này đã đạt trên 50 tỷ đồng, trong đó có DN tăng gấp 2 đến 3 lần so với thời điểm trước khi tiến hành các hoạt động xúc tiến.
Dưới góc độ DN, ông Tô Quế Lâm- Giám đốc bán hàng Công ty TNHH MTV TANS - cho biết, công ty luôn xác định tiêu thụ nội địa là chính nên thời gian qua ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện bao bì nhãn mác, công ty luôn tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm phù hợp.
Nhờ đó, các sản phẩm đậu phộng nhãn hiệu Tân Tân của DN hiện đạt doanh thu 15 tỷ đồng/tháng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuy có tiềm năng lớn nhưng theo bà Mai Ánh Tuyết, việc đứng vững hay phát trtiển ở thị trường nội địa của DN sẽ ngày càng khó khăn do phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt.
Do vậy, để hỗ trợ DN tốt hơn, việc triển khai các hoạt động kết nối cung cầu giữa các địa phương cần phải hướng vào các đối tượng, phân khúc cụ thể như chợ truyền thống, siêu thị, các khu công nghiệp... nhằm tạo ra phân khúc khách hàng cụ thể hơn, giúp DN có thể thâm nhập vào các phân khúc phù hợp với thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần có chính sách rõ nét hơn trong việc hỗ trợ các DN sản xuất tiểu thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ góc độ của một nhà phân phối hàng Việt, ông Kim Tee Ho- Giám đốc thu mua của hệ thống Lotte mart - nhận định, sản phẩm của Việt Nam tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng vẫn còn hạn chế về giá cả, bao bì đóng gói.
Do vậy, các DN cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã để tiếp cận thị trường tốt hơn.
Còn theo ông Trần Lâm Hồng- Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, ngoài các điểm yếu về bao bì, đóng gói thì việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu, marketing của DN còn yếu.
Bên cạnh đó, phần lớn các DN sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nên việc đáp ứng yêu cầu của nhà phân phối về số lượng đơn hàng cũng như độ đồng đều về chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều đơn vị dù đã được Saigon Co.op hỗ trợ đưa hàng vào siêu thị nhưng sau một thời gian vẫn phải rút lui khỏi thị trường
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.