Để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTWMTTQ Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa thăm gian hàng triển lãm
Chú trọng quảng bá hàng hóa
Theo khảo sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sau 6 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả tích cực:
92% người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm và quan tâm đến cuộc vận động; 63% người tiêu dùng xác định sẽ ưu tiên dùng hàng Việt; 54% người tiêu dùng khuyên người thân nên mua hàng Việt...
Thực tế đó cho thấy, hàng Việt ngày càng khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, điểm yếu nhất của hàng Việt là chưa được đầu tư mạnh cho quảng bá thương hiệu, do hạn chế về kinh phí.
Do vậy, Tuần nhận diện hàng Việt Nam được nhiều DN xem là cơ hội lớn để hàng Việt có cơ hội được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, trực tiếp tới người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”, Tuần nhận diện hàng Việt 2015 lần đầu tiên được tổ chức đã chú trọng vào các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng đến mọi đối tượng để người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; kết nối giữa các DN sản xuất, phân phối để tiêu thụ hàng Việt rộng rãi, hiệu quả…
Chất lượng là “chìa khóa”
Song song với hoạt động quảng bá, hàng Việt còn có điểm yếu là chất lượng chưa đồng đều, có thời điểm rất tốt, có thời điểm kém hơn.
Do đó, Tuần nhận diện hàng Việt 2015 còn được kỳ vọng sẽ là động lực giúp DN tăng cường đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Đào Văn Bình- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội- nhận xét, Tuần nhận diện hàng Việt là cơ hội để các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt trên địa bàn thành phố, các sản phẩm làng nghề… quảng bá tới người tiêu dùng cũng như ký kết các hợp đồng lớn.
Tuy nhiên, cơ hội chỉ được tận dụng tốt nếu DN bảo đảm hàng hóa có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao.
Mặt trận Tổ quốc Hà Nội đã khuyến cáo DN mang đến các sản phẩm chất lượng, đi kèm với chế độ hậu mãi tốt và dịch vụ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Duy trì chất lượng tốt chính là “chìa khóa” duy nhất để hàng hóa khẳng định vị trí, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Đồng ý kiến với ông Bình, ông Nguyễn Văn Đức- Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC)- khẳng định, nhu cầu của DN bạn hàng ngày càng cao hơn.
Đây cũng là xu hướng lựa chọn hàng hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Do đó, DN cần đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh, giúp hàng Việt đứng vững và chiếm lĩnh thị trường.
Song song với Triển lãm “Tuần nhận diện hàng Việt Nam 2015- Tự hào hàng Việt Nam” là các hoạt động:
Giải thưởng cho thương hiệu Việt gắn bó, đồng hành cùng người tiêu dùng Việt Nam qua nhiều thời kỳ; Chương trình “Hàng đổi hàng”; “Giờ vàng mua sắm” sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin…
Có thể bạn quan tâm

Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.

Ca cao đang đứng trước “thời cơ vàng” để phát triển, khi dự báo nhu cầu sử dụng hạt tại nhiều nước phục vụ chế biến vào năm 2020 lên khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, trồng như thế nào, diện tích bao nhiêu và tiêu thụ ở đâu,… là những vấn đề đặt ra.

Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.

Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.

Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;