Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui

Để Diêm Dân Giữ Mãi Niềm Vui
Ngày đăng: 11/07/2014

Thời điểm này, diêm dân Bình Định đang vào chính vụ sản xuất muối. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với giá muối ở mức cao nên bà con có mức thu nhập khá.

Diêm dân vui

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) nhưng hàng chục diêm dân mải miết lao động. Người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

Tuy lao động nặng nhọc, vất vả nhưng trên khuôn mặt của họ đều ánh lên niềm vui vì vụ này, muối vừa được mùa, lại được giá, đầu ra ổn định.

Ông Phạm Cảnh Nhàn, một diêm dân thôn Diêm Vân, cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, giá muối lại ổn định ở mức cao nên diêm dân rất phấn khởi. Với 3.300m2 ruộng muối, từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu hoạch được hơn 50 tấn muối, thu gần 60 triệu đồng.

So với năm ngoái thì giá muối năm nay tăng gấp rưỡi, đầu ra khá thuận lợi. Đầu vụ giá muối sạch trải bạt thương lái mua đến 1.900 đồng/kg; hiện đang vào chính vụ, giá tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1.300 đồng/kg. Với giá này, người làm muối lãi 600-700 đồng/kg muối sạch”.

Anh Trần Văn Hạ, cũng ở thôn Diêm Vân, cho biết thêm: “Vụ muối năm ngoái diêm dân ở đây thu nhập chẳng ra sao vì mưa trái vụ xảy ra liên tục, giá muối hạ thấp.

Thế nhưng vụ sản xuất này vừa được mùa, vừa được giá nên người làm muối có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Với 1.250m2 ruộng muối, từ đầu vụ đến nay, tôi thu được 30 tấn, tăng hơn 10 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Hiện, giá muối sản xuất trên nền đất được thương lái thu mua với giá 900-1.000 đồng/kg. Vừa rồi tôi xuất bán 30 tấn, thu được trên 30 triệu đồng. Từ nay đến cuối vụ, với điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay, diêm dân sẽ có mùa vụ sản xuất như ý”.

Theo UBND xã Phước Thuận, với 13ha ruộng muối tại đồng muối Diêm Vân, từ đầu vụ đến nay, diêm dân đã thu hoạch gần 900 tấn muối, cao hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 400 tấn. Không những được mùa, giá muối năm nay cũng ở mức cao, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng thu mua hết đến đó.

Còn tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), đến các đồng muối thôn Đức Phổ 1, Đức Phổ 2 thời điểm này, đến đâu chúng tôi cũng nghe diêm dân bàn tán chuyện muối được mùa, được giá.

Bà Nguyễn Thị Bé, một diêm dân địa phương, cho biết: “Với giá muối ổn định ở mức cao như hiện nay, người dân từ già đến trẻ đều đổ xô ra ruộng muối, thậm chí, có nhà còn thuê thêm lao động để cào, gánh muối”.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, hiện nay, toàn tỉnh sản xuất 214 ha muối. Từ đầu vụ đến nay, sản lượng muối thu hoạch đạt 15.321 tấn, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Hiện đang vào chính vụ sản xuất, giá muối sạch đang giữ ổn định ở mức 1.300 đồng/kg; giá muối đất sản xuất theo phương pháp truyền thống ở mức 1.000 đồng/kg.

Do giá muối cao nên ở nhiều địa phương, diêm dân tranh thủ chuyển những ao, đìa nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả, ruộng muối bỏ hoang các năm trước sang làm muối.

Sản xuất muối sạch để giữ niềm vui

Ông Nguyễn Xuân Nam, Trưởng phòng Chế biến nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn Bình Định), cho rằng: “Nguyên nhân khiến giá muối cao và ổn định là do nhu cầu sử dụng muối trong chế biến tăng hơn mọi năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị thu mua, chế biến muối gồm Công ty cổ phần Muối và Thương mại miền Trung (Chi nhánh muối Bình Định) và Công ty cổ phần Muối và thực phẩm Bình Định. Trong 6 tháng đầu năm nay, 2 đơn vị trên đã thu mua được 3.650 tấn muối nguyên liệu của diêm dân để chế biến muối tinh và muối i-ốt, cung ứng cho các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.

Tuy nhiên, ông Nam cũng cảnh báo, giá muối có thể sẽ biến động xấu nếu cung vượt quá cầu. Để tăng cao hiệu quả sản xuất, điều quan trọng đối với diêm dân là phải có sự đầu tư vốn, kỹ thuật để thay đổi phương pháp sản xuất từ truyền thống sang làm muối sạch.

Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn Bình Định đã hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho hai xã Phước Thuận và Cát Minh xây dựng mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt, nhằm giúp diêm dân có điều kiện nắm bắt quy trình làm muối sạch để mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp trong việc định hướng giúp diêm dân nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.

23/06/2013
Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.

10/11/2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang

Những ngày gần đây, giá mía tại vùng nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có chiều hướng nhích lên. Tuy giá tăng, nhưng diện tích mía còn lại không nhiều và lợi nhuận của nông dân được cải thiện không đáng kể.

12/11/2012
Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

23/06/2013
Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

07/03/2013