Để Có Hạt Thóc Giống Mẩy

Vụ xuân muộn gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu là các giống lúa thuần, tuy năng suất các giống lúa thuần không cao bằng giống lúa lai nhưng có ưu điểm là năng suất, chất lượng ổn định, thích nghi rộng với nhiều loại đất khác nhau, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, dịch bệnh cao, thích hợp với trình độ thâm canh trung bình đến khá, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của đa số hộ nông dân.
Chọn hạt giống lúa mẩy chắc chỉ áp dụng đối với các giống lúa thuần, rêng hạt giống lúa lai hai, ba dòng được sản xuất bằng công nghệ khác, nhiều hạt giống nội nhũ chưa hoàn chỉnh, mục đích sản xuất giống chủ yếu là phát huy ưu thế lai ở thế hệ sau nên không áp dụng biện pháp kỹ thuật này.
Hạt giống thóc mẩy có đủ lượng dinh dưỡng chứa trong nội nhũ nuôi cây mạ từ lúc nảy mầm đến 3 lá thật. Hạt giống mẩy do có đủ dinh dưỡng nên có tác dụng làm tăng sức nảy mầm (hạt nảy mầm sớm hơn, khoẻ hơn) và tăng tỷ lệ nảy mầm (hạt nảy mầm nhiều hơn) nên dược mạ đảm bảo độ đồng đều cao, dảnh mạ to khỏe, chất lượng mạ cũng tốt hơn.
Để chọn được hạt giống mẩy người ta áp dụng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ các loại, cách làm như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 10-20lít. Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch bùn làm dụng cụ đo tỷ trọng, với loại thóc tẻ khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại 5.000đ là vừa, (nếu trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt nước, vớt bỏ. Tiếp tục thử tỷ trọng nước sau khi vớt hạt giống bằng quả trứng, và cho tiếp thóc giống vào cho đến khi hết lượng giống cần gieo.
Thóc nếp thường có tỷ trọng nhỏ hơn thóc tẻ, dụng cụ do tỷ trọng bằng quả trứng chỉ cần nổi lập lờ nhỏ hơn đồng 5.000đ là được
Có thể dùng 2,3kg muối ăn hoà tan với 10 lít nước rồi cũng dùng quả trứng làm phao thử giống nước bùn loãng, các bước tiến hành làm tương tự như trên. Chú ý hạt thóc lửng ngâm nước muối nếu cho gia cầm ăn cần phải rửa kỹ cho sạch nước muối trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm

Lúa xuân ở miền Bắc đang sinh trưởng giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, điều kiện thời tiết vụ xuân ấm hơn so các năm trước kết hợp nguồn thức ăn trên đồng ruộng phong phú thuận lợi cho chuột sinh sản tích lũy số lượng lớn và gây hại mạnh.

Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long.

ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.

Đến nay, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được hơn 55.800 ha lúa thu đông 2012. Các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại dịch bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn, đã và đang đe dọa làm giảm năng suất lúa trong vụ thu đông này…

Vụ đông xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường phải đối diện với thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết.