ĐBSCL: Làm Gì Để Vụ Lúa ĐX Thắng Lợi Trọn Vẹn?

Tuy nhiên trên những cánh đồng nhiều trà lúa đang trong những giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Bên cạnh ruộng lúa đang phơi vàng bông chín đỏ đuôi thì còn có những thửa ruộng đang làm đòng và những đám ruộng còn xanh tơ. Do vậy, nhiều nông dân cho biết vẫn chưa hết nỗi lo trước tình hình sâu bệnh gây hại lúa, làm sao để tới kỳ gặt lúa trúng mùa?
Đến giữa tháng 2/2008 diện tích lúa nhiễm rầy nâu lên tới 118.460 ha. Do đợt rầy nâu nở vào dịp Tết đúng như dự báo, nên diện tích nhiễm rầy nâu vào sau Tết tăng. Tuy nhiên phần lớn diện tích nhiễm rầy từ nhẹ đến trung bình (93,5%).
Mật số rầy nâu phổ biến 750-2.000 con/m2, nơi cao 8.000 con/m2 . Một số tỉnh có mật số rầy nâu cao như: Long An, Đồng Tháp 45.000ha, An Giang 12.000ha, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Riêng Các loại sâu hại khác không có gì đáng lo ngại, ngoại trừ một số nơi như Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang có 25.682 ha bị ốc bươu vàng; sâu cuốn lá nhỏ có 12.606 ha tại Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp , Kiên Giang, Long An. Các đối tượng còn lại như sâu đục thân, bù lạch, sâu phao chỉ xuất hiện rải rác với diện tích nhiễm 1.000-3.000ha.
TS Lương Minh Châu, Trưởng Bộ môn Côn trùng Viện Lúa ĐBSCL nhận xét: "Tình hình sâu bệnh gây hại lúa ĐX 2007-2008 giảm 40% so vụ ĐX năm trước. Trong đó hiện thời bệnh VL-LXL xảy ra chưa tới 2.000ha (trong khi năm ngoái hơn 6.000 ha).
Do đó, cùng với tin thị trường lúa gạo khả quan, để có thể thắng lớn trúng mùa trong vụ lúa này, nhà nông cần lưu ý: Hiện thời rầy nâu không đáng lo ngại vì đa phần ruộng đang ở đòng trổ đến chín khoảng hơn 1,1 triệu ha. Mật số rầy nâu cao chỉ ở những ruộng đã phun nhiều lần thuốc trừ sâu rầy, nếu nông dân tiếp tục phun thuốc không theo kỹ thuật "4 đúng" sẽ gây hiện tượng cháy rầy.
Hạn chế tối đa phun thuốc trừ rầy từ giai đoạn lúa trỗ đến thu hoạch vì lúa cao và giáp tán dày đặc nên phun thuốc sẽ không đạt hiệu quả, đôi khi sử dụng sai thuốc sẽ làm cây lúa bị ức chế quang tổng hợp, bị hạn chế thụ phấn, vào chắc. Nông dân nên thăm đồng thường xuyên, đặc biệt là trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng, quan sát kỹ dưới gốc lúa phát hiện kịp thời rầy nâu. Khi cần xử lý thuốc BVTV nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật, không nên xử lý thuốc tùy tiện, nhất là phun ngừa, dễ gây bộc phát rầy, ảnh hưởng đến năng suất lúa".
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, mô hình nuôi bồ câu phát triển khá mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Đây là vật nuôi đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao.

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.

Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, Chương trình GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) thuộc Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích cực về giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…