Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp

ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp
Ngày đăng: 16/11/2015

Nhật Bản hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Thống kê cho thấy, Nhật Bản hiện có 2.700 dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, tại ĐBSCL, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản chưa nhiều.

Ngoại trừ Long An, hầu như các địa phương còn lại thu hút được rất ít vốn đầu tư từ nước này.

Riêng tại Thành phố Cần Thơ, đến nay vốn FDI của Nhật Bản chỉ có hơn 10 triệu USD.

Nhiều thiết bị máy móc của Nhật Bản đang được ưa chuộng trên đồng ruộng ĐBSCL

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), phần lớn những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nằm trong những ngành công nghiệp.

Chính vì thế, những lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, công nghiệp nặng...

rất khó để có sự phối hợp với khu vực này.

Tuy nhiên, cơ hội hợp tác hiện nay và tạo thành làn sóng đầu tư thứ 3 đang có nhiều triển vọng tại ĐBSCL là phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Lam phân tích: Sau chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản và sau đó là của Chủ tịch nước ta đã ra tuyên bố chung.

Đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.

“Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn cho ĐBSCL, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản sang đầu tư sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật cũng khác với của Việt Nam.

Họ có những công ty tầm cỡ, quy mô và đặt ở nhiều quốc gia khác nhau,” ông Lam nói.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi” Hiệu Quả Từ Mô Hình “Nuôi Ghép Tôm Thẻ Chân Trắng Với Cá Rô Phi”

Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.

12/01/2015
Thủy Sản Quảng Ngãi Một Năm Bội Thu Thủy Sản Quảng Ngãi Một Năm Bội Thu

Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.

12/01/2015
Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Huyện Thới Bình (Cà Mau) Thu Hoạch Tôm Càng Xanh

Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.

12/01/2015
Ngư Dân Vui Đón Ngư Dân Vui Đón "Lộc Biển"

Những ngày đầu năm 2015, khí trời ấm áp sau những ngày giá buốt, trên biển có rất nhiều đàn cá, tôm, mực, ghẹ xuất hiện. Đó là tín hiệu vui cho ngư dân ven biển. Cùng vì vậy, sau những ngày ra khơi, các tàu cá trở về đầy ắp tôm cá, báo hiệu một mùa đánh bắt bội thu...

12/01/2015
Hiệu Quả Nuôi Lươn Giống Hiệu Quả Nuôi Lươn Giống

Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.

12/01/2015