ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp
Nhật Bản hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Thống kê cho thấy, Nhật Bản hiện có 2.700 dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, tại ĐBSCL, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản chưa nhiều.
Ngoại trừ Long An, hầu như các địa phương còn lại thu hút được rất ít vốn đầu tư từ nước này.
Riêng tại Thành phố Cần Thơ, đến nay vốn FDI của Nhật Bản chỉ có hơn 10 triệu USD.
Nhiều thiết bị máy móc của Nhật Bản đang được ưa chuộng trên đồng ruộng ĐBSCL
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), phần lớn những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nằm trong những ngành công nghiệp.
Chính vì thế, những lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, công nghiệp nặng...
rất khó để có sự phối hợp với khu vực này.
Tuy nhiên, cơ hội hợp tác hiện nay và tạo thành làn sóng đầu tư thứ 3 đang có nhiều triển vọng tại ĐBSCL là phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Lam phân tích: Sau chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản và sau đó là của Chủ tịch nước ta đã ra tuyên bố chung.
Đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn cho ĐBSCL, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản sang đầu tư sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật cũng khác với của Việt Nam.
Họ có những công ty tầm cỡ, quy mô và đặt ở nhiều quốc gia khác nhau,” ông Lam nói.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Lũ đem đến cho người dân ĐBSCL lượng lớn phù sa cùng nguồn cá, tôm phong phú. Tuy nhiên, cũng chính hành động đánh bắt thủy sản vô tội vạ của con người mà sản vật mùa nước nổi ngày một ít đi…

Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.

Hai doanh nghiệp nuôi tôm ở Bạc Liêu được giới thiệu tiếp cận vốn ưu đãi ứng dụng công nghệ cao, đó là Công ty TNHH TM-DV Trúc Anh (xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) và Công ty Hải Nguyên (nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).