ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp
Nhật Bản hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Thống kê cho thấy, Nhật Bản hiện có 2.700 dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, tại ĐBSCL, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản chưa nhiều.
Ngoại trừ Long An, hầu như các địa phương còn lại thu hút được rất ít vốn đầu tư từ nước này.
Riêng tại Thành phố Cần Thơ, đến nay vốn FDI của Nhật Bản chỉ có hơn 10 triệu USD.
Nhiều thiết bị máy móc của Nhật Bản đang được ưa chuộng trên đồng ruộng ĐBSCL
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), phần lớn những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nằm trong những ngành công nghiệp.
Chính vì thế, những lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, công nghiệp nặng...
rất khó để có sự phối hợp với khu vực này.
Tuy nhiên, cơ hội hợp tác hiện nay và tạo thành làn sóng đầu tư thứ 3 đang có nhiều triển vọng tại ĐBSCL là phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Lam phân tích: Sau chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản và sau đó là của Chủ tịch nước ta đã ra tuyên bố chung.
Đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn cho ĐBSCL, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản sang đầu tư sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật cũng khác với của Việt Nam.
Họ có những công ty tầm cỡ, quy mô và đặt ở nhiều quốc gia khác nhau,” ông Lam nói.
Có thể bạn quan tâm

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong những năm gần đây, khi nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bên cạnh mặt tích cực đã phát sinh những bất cập cần quan tâm xử lý để bảo đảm phát triển vững chắc.

Mức vốn cho vay tối đa là 4,3 tỷ đồng; thời gian cho vay tối đa là 10 năm. Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay tối thiểu tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố do UBND thành phố quy định tại thời điểm giải ngân; trong đó, người vay vốn trả lãi suất 3%/năm.