ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp
Nhật Bản hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Thống kê cho thấy, Nhật Bản hiện có 2.700 dự án đầu tư trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, tại ĐBSCL, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản chưa nhiều.
Ngoại trừ Long An, hầu như các địa phương còn lại thu hút được rất ít vốn đầu tư từ nước này.
Riêng tại Thành phố Cần Thơ, đến nay vốn FDI của Nhật Bản chỉ có hơn 10 triệu USD.
Nhiều thiết bị máy móc của Nhật Bản đang được ưa chuộng trên đồng ruộng ĐBSCL
Theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), phần lớn những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản nằm trong những ngành công nghiệp.
Chính vì thế, những lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, công nghiệp nặng...
rất khó để có sự phối hợp với khu vực này.
Tuy nhiên, cơ hội hợp tác hiện nay và tạo thành làn sóng đầu tư thứ 3 đang có nhiều triển vọng tại ĐBSCL là phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Lam phân tích: Sau chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản và sau đó là của Chủ tịch nước ta đã ra tuyên bố chung.
Đó là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn cho ĐBSCL, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản sang đầu tư sẽ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật cũng khác với của Việt Nam.
Họ có những công ty tầm cỡ, quy mô và đặt ở nhiều quốc gia khác nhau,” ông Lam nói.
Có thể bạn quan tâm

Công tác kiểm dịch động vật nhập tỉnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và góp phần đáng kể trong kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Sau một thời gian ngắn giá trăn ổn định trở lại giúp người nuôi phấn khởi. Nhưng kể từ giữa năm 2014 đến nay, giá trăn lại bắt đầu giảm và tiếp tục giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt 1,76 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với năm 2013. Quý I/2015, xuất khẩu cá tra chưa có dấu hiệu hồi phục do thị trường tiêu thụ vẫn trầm lắng, nội tại ngành cá tra còn nhiều bất cập và đang chịu tác động của một số chính sách mới.

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Dưới góc độ nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nội địa, thương mại biên giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài viết quan trọng về vấn đề trên.

Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.