Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu
Ngày đăng: 03/11/2015

Phát biểu tại Hội thảo về sản xuất trái cây tại tỉnh Bến Tre mới đây, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 2, thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm.

Riêng tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu ra các nước Mỹ, một số nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, và các nước trong khối ASEAN.

Tuy năng suất, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu...

Vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu.

Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng ra các thị trường khó tính có giá trị kinh tế cao như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Chile… việc trồng trái cây ở ĐBSCL phải quan tâm đến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các mô hình sản xuất hợp tác; sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tăng cường quảng bá thương hiệu và thực hiện các giải pháp thị trường gắn với các chính sách khuyến khích đầu tư.

“ĐBSCL nên tăng cường liên kết bền vững giữa nông dân và nông dân; giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất và giá cả ổn định quanh năm.

Người nông dân cần có niềm tin để sản xuất tốt hơn, phía doanh nghiệp luôn có sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường", TS.

Nguyễn Hữu Đạt cho biết.

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thêm nữa phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, sau khi đã định hình giá trị thương mại hàng hóa của nước ta tại thị trường nước ngoài.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Rủi Ro, Nông Dân Bỏ Nuôi Tôm Hùm? Nhiều Rủi Ro, Nông Dân Bỏ Nuôi Tôm Hùm?

Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.

09/08/2013
Sa Pô Lên Ngôi, Nhà Vườn Tính Chuyện Lâu Dài Ở Tiền Giang Sa Pô Lên Ngôi, Nhà Vườn Tính Chuyện Lâu Dài Ở Tiền Giang

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.

14/05/2013
Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

09/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

21/05/2013