ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

Phát biểu tại Hội thảo về sản xuất trái cây tại tỉnh Bến Tre mới đây, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 2, thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm.
Riêng tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu ra các nước Mỹ, một số nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, và các nước trong khối ASEAN.
Tuy năng suất, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu...
Vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu.
Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng ra các thị trường khó tính có giá trị kinh tế cao như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Chile… việc trồng trái cây ở ĐBSCL phải quan tâm đến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các mô hình sản xuất hợp tác; sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tăng cường quảng bá thương hiệu và thực hiện các giải pháp thị trường gắn với các chính sách khuyến khích đầu tư.
“ĐBSCL nên tăng cường liên kết bền vững giữa nông dân và nông dân; giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất và giá cả ổn định quanh năm.
Người nông dân cần có niềm tin để sản xuất tốt hơn, phía doanh nghiệp luôn có sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường", TS.
Nguyễn Hữu Đạt cho biết.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thêm nữa phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, sau khi đã định hình giá trị thương mại hàng hóa của nước ta tại thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.