ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

Phát biểu tại Hội thảo về sản xuất trái cây tại tỉnh Bến Tre mới đây, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 2, thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm.
Riêng tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu ra các nước Mỹ, một số nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, và các nước trong khối ASEAN.
Tuy năng suất, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu...
Vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu.
Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng ra các thị trường khó tính có giá trị kinh tế cao như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Chile… việc trồng trái cây ở ĐBSCL phải quan tâm đến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các mô hình sản xuất hợp tác; sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tăng cường quảng bá thương hiệu và thực hiện các giải pháp thị trường gắn với các chính sách khuyến khích đầu tư.
“ĐBSCL nên tăng cường liên kết bền vững giữa nông dân và nông dân; giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất và giá cả ổn định quanh năm.
Người nông dân cần có niềm tin để sản xuất tốt hơn, phía doanh nghiệp luôn có sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường", TS.
Nguyễn Hữu Đạt cho biết.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thêm nữa phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, sau khi đã định hình giá trị thương mại hàng hóa của nước ta tại thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.