ĐBSCL chỉ có 10 loại trái cây chủ lực cho xuất khẩu

Phát biểu tại Hội thảo về sản xuất trái cây tại tỉnh Bến Tre mới đây, TS. Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 2, thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay cả nước có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm.
Riêng tỉnh Bến Tre cũng như vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu ra các nước Mỹ, một số nước châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ, và các nước trong khối ASEAN.
Tuy năng suất, sản lượng trái cây vùng ĐBSCL đạt cao nhưng chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã chưa đạt yêu cầu...
Vùng ĐBSCL chỉ có khoảng 10 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu.
Để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng ra các thị trường khó tính có giá trị kinh tế cao như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Australia và Chile… việc trồng trái cây ở ĐBSCL phải quan tâm đến liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thành lập các mô hình sản xuất hợp tác; sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tăng cường quảng bá thương hiệu và thực hiện các giải pháp thị trường gắn với các chính sách khuyến khích đầu tư.
“ĐBSCL nên tăng cường liên kết bền vững giữa nông dân và nông dân; giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất và giá cả ổn định quanh năm.
Người nông dân cần có niềm tin để sản xuất tốt hơn, phía doanh nghiệp luôn có sản phẩm tốt để cung ứng cho thị trường", TS.
Nguyễn Hữu Đạt cho biết.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt, thêm nữa phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, tránh tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, sau khi đã định hình giá trị thương mại hàng hóa của nước ta tại thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi thả thủy sản mới.

Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 - 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.

Cá nặng 65kg, dài 1,7m. Đây là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Chúng ăn thịt động vật và sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Bình thường loài cá này sống trong hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch nơi có bờ cỏ. Mùa hè đến chúng đến các sông suối nhỏ để sinh sản.