ĐBSCL: Cá Tai Tượng Chết Hàng Loạt

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Theo các kỹ sư ngành thủy sản, cá có triệu chứng bị ghẻ có thể do mẫn cảm với thời tiết chuyển sang mùa; tác động của một số loại hóa chất như thuốc trừ cỏ, phân bón, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường nước...
Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to. Tuy nhiên, một số loài cá khác thả nuôi chung trong ao lại không phát hiện bị nhiễm dịch bệnh này.
Theo các cán bộ khuyến ngư, bà con nông dân nên sử dụng thuốc kháng sinh dành cho nghề nuôi thủy sản, rải trên mặt ao để hạn chế dịch bệnh; nếu muốn tiếp tục thả nuôi lại, cần khử trùng ao bằng vôi bột trong 20 - 30 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi lớn nhất cả nước. Nhưng nhiều năm qua, chăn nuôi ở đây vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà nổi cộm là việc sử dụng các chất cấm. Hiện nay, những người chăn nuôi có tâm huyết ở tỉnh này đang nỗ lực để thay đổi hình ảnh xấu nói trên.

Niên vụ sản xuất muối năm 2010 - 2011 của diêm dân Bình Định sắp khép lại. Nhờ thời tiết diễn biến khá thuận lợi, số giờ nắng cao nên diêm dân được mùa muối. Tuy nhiên, giá muối xuống thấp khiến đời sống bà con hết sức khó khăn

ILDEX Vietnam 2012 tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình và đồng hành cùng các khách hàng, từ đó là cầu nối cho các doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ hợp tác.

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra

Một trong những nông dân trồng bưởi da xanh đầu tiên ở xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là anh Lê Văn Xích. Thoạt đầu, anh chỉ mua được 10 nhánh chiết cành với giá 50 nghìn đồng/nhánh