Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dạy Nông Dân Kỹ Năng Kinh Doanh

Dạy Nông Dân Kỹ Năng Kinh Doanh
Ngày đăng: 25/04/2014

Để giúp làng nghề mộc ở thôn Thượng Mao phát triển bền vững, Hội (ND) nông dân phường Phú Lương (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thành lập Hiệp hội Làng nghề, tổ chức dạy nghề và dạy ND bán sản phẩm…

Ông Nguyễn Vi Hải - Chủ tịch Hội ND phường Phú Lương cho biết, thôn Thượng Mạo có 489 hộ thì tới 420 hộ làm nghề mộc. Năm 2009, làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Để phát triển làng nghề, song song với việc truyền dạy nghề, tháng 10.2013 Hội ND phường đã thành lập Hiệp hội Làng nghề mộc truyền thống thôn Thượng Mạo.

Dạy nghề, dạy kỹ năng làm thương mại

Ông Nguyễn Quang Thoại - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề cho biết: “Hiệp hội Làng nghề hoạt động dưới sự quản lý của Hội ND phường, mục đích dạy nghề một cách bài bản cho ND, các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương”.

Hiệp hội Làng nghề bao gồm 102 hội viên. Hàng năm, hiệp hội tổng kết đánh giá hoạt động trong năm. Hiệp hội có trách nhiệm giúp đỡ hội viên tham gia hội chợ, trưng bày giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đầu tư trang thiết bị tăng năng suất lao động. Hoạt động quan trọng nhất của Hiệp hội Làng nghề là dạy nghề cho hội viên ND.

“Năm 2013, Hội ND phường phối hợp với Phòng Kinh tế quận và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 2 lớp dạy nghề mộc cho các hội viên trong Hiệp hội Làng nghề. Trong 3 tháng, học viên được trang bị kiến thức làm mộc; kỹ năng buôn bán, quảng bá sản phẩm (dịch vụ thương mại)”- ông Thoại cho hay.

Học xong về mở xưởng

Với trách nhiệm Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề, ông Thoại cùng với các thành viên trong hiệp hội thường xuyên nhận lao động chưa có tay nghề ở trong thôn và ở các tỉnh khác về dạy nghề và tạo việc làm. “Trước đây tôi học nghề từ cha ông, sau khi thành thạo tôi bắt đầu tách ra làm mộc (năm 16 tuổi).

Với diện tích nhà xưởng 200m2, gia đình tôi đang dạy nghề và giải quyết việc làm cho 5-6 lao động. Một số sau khi có nghề thì về quê mở xưởng, số còn lại thì tôi nhận vào làm hoặc giới thiệu đến xưởng của hội viên khác” - ông Thoại kể.

"Nhờ có nghề mộc, thu nhập của hội viên trong hiệp hội ổn định, kinh tế phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động trong thôn. Năm 2013, thu nhập từ nghề mộc ở thôn Thượng Mạo hơn 40 tỷ đồng”.

Ông Nguyễn Quang Thoại

Cùng với dạy nghề, ông Thoại còn chia sẻ công việc với các hội viên. Ký kết được các hợp đồng làm ăn lớn, ông liên kết với xưởng khác trong thôn. Nhờ vậy, thu nhập của hội viên luôn ổn định và nâng cao.

Ông Đặng Đình Huân- hội viên Hiệp hội Làng nghề chia sẻ: “Tôi đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề. Hiện xưởng của gia đình tôi có 3 lao động, chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp và đồ thờ các loại với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Hàng năm, tôi thường xuyên tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho lao động trong thôn và các tỉnh lân cận”.

Anh Hiếu (phường La Khê, Hà Đông) - công nhân làm việc tại xưởng mộc của ông Huân bộc bạch: “Tôi học hết THPT, không có nghề trong tay đi xin việc ở đâu cũng khó. Được ông Huân nhận vào dạy nghề và tạo việc làm, tôi có khoản thu nhập phụ giúp cho gia đình. Sau một thời gian thành thục tay nghề, tôi về quê mở xưởng mộc riêng và tạo công ăn việc làm cho các lao động ở phường”.


Có thể bạn quan tâm

42 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Phát Triển Gà Thả Đồi 42 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Phát Triển Gà Thả Đồi

Thực hiện Dự án phát triển nuôi gà thả đồi giai đoạn 2014 – 2016, đến nay, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã có 42 hộ dân tại các xã: Cam Cọn, Bảo Hà, Minh Tân và Thượng Hà được hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà.

02/12/2014
Tái Canh Cà Phê Chưa Có Chiến Lược Mang Tầm Quốc Gia Tái Canh Cà Phê Chưa Có Chiến Lược Mang Tầm Quốc Gia

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mỗi năm đóng góp nhiều tỷ đô la cho quốc gia. Tuy nhiên điều này có thể gây ảnh hưởng lớn trong tương lai gần vì diện tích vườn cà phê già cỗi tăng nhanh trong thời gian gần đây.

05/07/2014
Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Gà Đồi Phú Bình” Lợi Ích Thiết Thực Cho Người Chăn Nuôi Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Gà Đồi Phú Bình” Lợi Ích Thiết Thực Cho Người Chăn Nuôi

Một niềm vui vừa đến với người chăn nuôi Phú Bình (Thái Nguyên), đó là ngày 11-11-2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”. Đây là nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi đầu tiên của tỉnh được bảo hộ, từ đó mở ra cơ hội lớn đối với những hộ chăn nuôi gà ở Phú Bình.

02/12/2014
Hạn Hại Thủy Sản Hạn Hại Thủy Sản

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định thở dài khi nhắc đến chuyện hạn hán: “Không có nước thì không thể nuôi cá. Trong khi đó hạn hán kéo dài đã vắt kiệt các hồ, ao, sông, suối… nên diện tích nuôi trồng thủy sản năm nay giảm mạnh”.

07/07/2014
Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo Trồng Giảo Cổ Lam, Kim Tiền Thảo

Cây giảo cổ lam được thâm canh dưới tán rừng trồng, với diện tích khoảng 0,6 ha ở 3 huyện miền núi nói trên, cho kết quả khả quan. Theo những người thực hiện đề tài, sau 6 tháng trồng, tỷ lệ cây sống từ 83 - 90%, chiều dài thân đạt từ 2,9 - 3,6 m, đã thu hoạch lần đầu trên 210 kg.

02/12/2014