Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới

Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 26/10/2015

Thế nhưng, tính đến ngày 1.10.2015, tiến độ giải ngân các nguồn vốn mới chỉ đạt khoảng 55,2%.

Thậm chí một số địa phương như Quế Sơn, Duy Xuyên, Nam Trà My, Phước Sơn, Bắc Trà My… có tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt rất thấp, dưới 20%.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh vừa có Công văn số 4750/UBND-KTTH yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã trong việc quản lý, sử dụng, giải ngân kế hoạch vốn xây dựng NTM năm 2015.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các địa phương chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã và các đơn vị được giao vốn thực hiện chương trình năm 2015 (kể cả vốn năm 2014 chuyển sang) tập trung xử lý các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án trước ngày 20.12.2015, trong đó phấn đấu đến ngày 30.11.2015 giải ngân 100% đối với công trình hoàn thành và chuyển tiếp.

Đến ngày 10.12.2015, nếu các xã và các đơn vị được giao kế hoạch vốn chưa có khối lượng thực hiện để giải ngân hết kế hoạch vốn theo quy định, yêu cầu UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo gửi Sở Kế hoạch & đầu tư, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chuyển cho các xã điểm đã có khối lượng nhưng thiếu vốn.

Trường hợp đến hết ngày 31.1.2016, địa phương chưa giải ngân hết vốn sẽ thu hồi lại ngân sách tỉnh, không được chuyển sang năm sau...

Riêng đối với vốn trái phiếu chính phủ năm 2015 thì được thực hiện, thanh toán đến ngày 30.6.2016.

Sau thời gian này, nếu không thanh toán hết thì ngân sách trung ương sẽ thu hồi.

Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có danh mục công trình bị điều chuyển, thu hồi vốn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm triển khai thực hiện các danh mục công trình đã được giao vốn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình.


Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê của bà chủ trang trại Niềm đam mê của bà chủ trang trại

Người phụ nữ ấy có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nước da rám nắng, vận trên mình bộ quần áo bảo hộ lao động và làm việc từ sáng đến chiều tối trong chuồng lợn như một người lao động thạo việc của trang trại. Vì vậy, nếu không được giới thiệu thì tôi không nghĩ đó chính là bà chủ của trang trại chăn nuôi lợn nái hậu bị công nghệ cao lớn nhất, nhì tỉnh với 1.200 con lợn/lứa. Bà là Vũ Thanh Lâm, 54 tuổi, ở tổ dân phố Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái.

03/09/2015
Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc Chủ động trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho gia súc

Để duy trì và phát triển đàn gia súc có sừng trong điều kiện thời tiết nắng hạn kéo dài, ngoài việc tìm nguồn thức ăn, nước uống, các hộ chăn nuôi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động chuyển đổi diện tích đất không chủ động nước sang trồng cỏ.

03/09/2015
Làm nền tổ ong nhân tạo Làm nền tổ ong nhân tạo

Cơ sở sản xuất nền tổ ong nhân tạo (còn gọi là cán chân tầng cho tổ ong)ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất tổ sáp ong nhân tạo tại Đồng Nai. Cơ sở được thành lập ngay vùng nuôi ong mật của Đồng Nai, cùng hưng thịnh với nghề này suốt hơn 30 năm qua.

03/09/2015
Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại Phát triển chăn nuôi từ manh mún sang quy mô trang trại

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quy hoạch và chuyển đổi 295,5 ha đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Tại đây, các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư lớn cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xuất hiện nhiều mô hình trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

03/09/2015
Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai) Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai); đây là công nghệ tưới nước thích hợp nhất hiện nay không chỉ cho người nông dân trồng cỏ mà còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác ở Ayun Pa.

03/09/2015