Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới

Đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 26/10/2015

Thế nhưng, tính đến ngày 1.10.2015, tiến độ giải ngân các nguồn vốn mới chỉ đạt khoảng 55,2%.

Thậm chí một số địa phương như Quế Sơn, Duy Xuyên, Nam Trà My, Phước Sơn, Bắc Trà My… có tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp đạt rất thấp, dưới 20%.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh vừa có Công văn số 4750/UBND-KTTH yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã trong việc quản lý, sử dụng, giải ngân kế hoạch vốn xây dựng NTM năm 2015.

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị các địa phương chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã và các đơn vị được giao vốn thực hiện chương trình năm 2015 (kể cả vốn năm 2014 chuyển sang) tập trung xử lý các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án trước ngày 20.12.2015, trong đó phấn đấu đến ngày 30.11.2015 giải ngân 100% đối với công trình hoàn thành và chuyển tiếp.

Đến ngày 10.12.2015, nếu các xã và các đơn vị được giao kế hoạch vốn chưa có khối lượng thực hiện để giải ngân hết kế hoạch vốn theo quy định, yêu cầu UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo gửi Sở Kế hoạch & đầu tư, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh để tham mưu UBND tỉnh quyết định điều chuyển cho các xã điểm đã có khối lượng nhưng thiếu vốn.

Trường hợp đến hết ngày 31.1.2016, địa phương chưa giải ngân hết vốn sẽ thu hồi lại ngân sách tỉnh, không được chuyển sang năm sau...

Riêng đối với vốn trái phiếu chính phủ năm 2015 thì được thực hiện, thanh toán đến ngày 30.6.2016.

Sau thời gian này, nếu không thanh toán hết thì ngân sách trung ương sẽ thu hồi.

Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có danh mục công trình bị điều chuyển, thu hồi vốn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm triển khai thực hiện các danh mục công trình đã được giao vốn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình.


Có thể bạn quan tâm

Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam Dân Đổ Xô Nuôi Rắn, Mong Thành Tỷ Phú Ở Hà Nam

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

27/09/2012
Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.

29/09/2012
Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng Cựu Chiến Binh Trần Minh Đẳng Làm Giàu Từ Rắn Ri Tượng

Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.

01/10/2012
Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

02/10/2012
Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.

08/10/2012