Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang
Ngày đăng: 28/05/2012

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Tại thành phố Long Xuyên (An Giang), phong trào nuôi cá lóc, lươn, ếch… trong bồn ny-lon, vuông lưới cước (vèo), bể bạt… xuất hiện khá sớm, được duy trì và phát triển mạnh ở các Mỹ Thới, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh… Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật nuôi từ các lớp huấn luyện, xây dựng mô hình trình diễn… Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố cho hay, có nhiều người ban đầu chỉ tiếp cận với việc nuôi thương phẩm, rồi dần dà tiến lên tổ chức sinh sản con giống và gầy dựng cơ sở rất có hiệu quả, như: Huỳnh Chấn Kim (Mỹ Hòa), Trần Văn Nghiệp và Trần Huyền Trang (Mỹ Khánh)… Trong số các loài thủy sản nuôi, mô hình nuôi lươn được khai thác thức ăn từ hến cào, hạn chế chi phí đầu tư nên cho lợi nhuận tốt.

Để thúc đẩy các mô hình làm ăn, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm nông dân (Hội Nông dân tỉnh An Giang) luôn ưu tiên dành cho danh mục “nuôi trồng thủy sản” và tổ chức các lớp ngắn hạn dưới dạng cấp giấy chứng chỉ. Theo đó, Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tiếp nhận hoặc kết hợp với Trạm Khuyến nông hỗ trợ cho các xã, phường, thị trấn có nhu cầu. Thực tế cho thấy, cách làm này đã được phát huy ở Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên… nhất là các xã giáp ranh trên tuyến kênh Mặc Cần Dưng, kênh xáng Cây Dương, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo… Đặc biệt, ở khu vực Vĩnh Lợi, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành) còn xuất hiện nhiều cơ sở ương giống, nuôi thương phẩm ếch và cá lóc, góp phần tạo việc làm ở nông thôn, vừa tăng thu nhập cho nông dân.

Đối với vùng đầu nguồn An Phú và Tân Châu là xứ sở của con cá ba sa, cá tra nên Hội Nông dân nhiều xã, phường, thị trấn chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dành cho hộ nghèo, người có thu nhập thấp. Trong đó, việc tổ chức dạy nghề nuôi lươn, ếch, cá lóc… luôn được hội viên, nông dân các xã, phường ủng hộ. Bởi lẽ, đây là những mô hình có vốn đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn, phù hợp với điều kiện của nhiều hộ. Do đó, tùy nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân và từng thời điểm, Hội Nông dân kết hợp với Trạm Khuyến nông thị xã và các xã, phường tổ chức huấn luyện kỹ thuật các mô hình nuôi lươn, cá lóc dành cho cánh Phú Lộc, Vĩnh Xương, Tân Thạnh… trước mùa nước nổi, bình quân mỗi lớp có từ 25 – 30 học viên.

Theo thống kê sơ bộ, hàng năm, toàn huyện Thoại Sơn cần trên, dưới 1 triệu con lươn giống mới đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của nông dân các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp đều khai thác từ thiên nhiên nên không sạch bệnh và dễ bị rủi ro lúc thả nuôi. Để hỗ trợ nông dân, Trung tâm Giống thủy sản An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức lớp dạy nghề sản xuất lươn giống, bước đầu đã có 3 hộ ứng dụng thành công.

Cùng lúc với dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… thì việc dạy nghề nuôi trồng thủy sản được nhiều địa phương quan tâm trong những năm gần đây do tính thiết thực đối với từng vùng, khu vực và phù hợp với khả năng thích ứng của từng loại nông hộ trong việc chọn lựa đối tượng nuôi trồng. Điều quan trọng là dạy nghề nuôi trồng thủy sản theo quy mô kinh tế hộ đã được nông dân hưởng ứng thực hiện và cho kết quả tốt nên mô hình đang có xu hướng phát triển mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó Nuôi Cá Tra Khó Chồng Thêm Khó

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

11/10/2013
Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên) Sử Dụng Chế Phẩm Độn Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Ở Xã Yên Hòa (Hưng Yên)

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

11/10/2013
Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

12/10/2013
Diệt Trừ Sùng Trắng Gây Hại Cây Trồng Diệt Trừ Sùng Trắng Gây Hại Cây Trồng

Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.

12/10/2013
Cách Chọn Dê Làm Giống Cách Chọn Dê Làm Giống

Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.

12/10/2013