Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận ra thị trường Hà Nội.
Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,
Theo đó, sẽ phối hợp hỗ trợ quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, như nước mắm Phan Thiết, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm, tảo Spirulina… nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Bình Thuận.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng bày tỏ hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô.
UBND TP. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị của Hà Nội căn cứ vào năng lực sản xuất, kinh doanh chủ động liên hệ, thống nhất số lượng, chất lượng các sản phẩm hàng hóa, phương án giao nhận, vận chuyển với các đơn vị của tỉnh Bình Thuận có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế khác. Danh sách các đơn vị cung cấp do các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giới thiệu.
Liên quan đến tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức, đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở, đảm bảo, an toàn thực phẩm, thiết lập được mạng lưới tiêu thụ đến các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, khu phố, khối phố, cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội giao các doanh nghiệp chủ động liên hệ với HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bình Thuận, tổ chức phương án thu mua, vận chuyển, giao nhận về TP. Hà Nội. Triển khai các điểm, khu bày bán trái thanh long mang thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” tại khu bày bán hoa quả trong các siêu thị, chợ đầu mối, bảo đảm mỹ quan, an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.
Quan tâm cung cấp thông tin về trái thanh long Bình Thuận tới người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm về quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, lựa chọn sản phẩm, công dụng cũng như giới thiệu các cách sử dụng trái thanh long.
Về tổ chức mạng lưới bán hàng cố định, giao các đơn vị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty cổ phần Siêu thị Vinmart, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại quốc tế dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long, Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam…
Bán hàng qua sàn giao dịch, giao Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm. Chợ đầu mối Long Biên, Đền Lừ là nơi tập kết sản phẩm “Thanh long Bình Thuận”, phát luồng đi các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn. Các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối thực hiện chức năng là đầu mối giao nhận, bán buôn cho các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống khác.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện giá tôm nguyên liệu trong nước đang tăng cao.

Từng là mặt hàng có lợi thế so sánh, ít đối thủ “đủ sức áp đảo” so với những mặt hàng khác, nhưng bây giờ các doanh nghiệp vẫn ê ẩm khi nói tới 7/10 thị trường truyền thống giảm nhập khẩu cá tra vì mức tiêu dùng thay đổi và những bất cập như: 15 lô hàng bị cảnh báo vi phạm hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU, 11 lô bị cho là nhiễm vi sinh và bốn lô gián đoạn chuỗi lạnh…

Anh Trần Văn Đới, thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) hiện đang nuôi 250 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng, trung bình mỗi cặp đẻ 8 – 9 lứa/năm, với khoảng 200 cặp chim non/lứa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua chim giống của thị trường. Đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá vì bồ câu là giống sinh sản nhanh, ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế cao.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.