Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội

Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội
Ngày đăng: 03/02/2015

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận ra thị trường Hà Nội.

Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,

Theo đó, sẽ phối hợp hỗ trợ quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, như nước mắm Phan Thiết, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm, tảo Spirulina… nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Bình Thuận.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng bày tỏ hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô.

UBND TP. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị của Hà Nội căn cứ vào năng lực sản xuất, kinh doanh chủ động liên hệ, thống nhất số lượng, chất lượng các sản phẩm hàng hóa, phương án giao nhận, vận chuyển với các đơn vị của tỉnh Bình Thuận có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế khác. Danh sách các đơn vị cung cấp do các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giới thiệu.

Liên quan đến tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức, đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở, đảm bảo, an toàn thực phẩm, thiết lập được mạng lưới tiêu thụ đến các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, khu phố, khối phố, cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.

UBND TP. Hà Nội giao các doanh nghiệp chủ động liên hệ với HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bình Thuận, tổ chức phương án thu mua, vận chuyển, giao nhận về TP. Hà Nội. Triển khai các điểm, khu bày bán trái thanh long mang thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” tại khu bày bán hoa quả trong các siêu thị, chợ đầu mối, bảo đảm mỹ quan, an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Quan tâm cung cấp thông tin về trái thanh long Bình Thuận tới người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm về quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, lựa chọn sản phẩm, công dụng cũng như giới thiệu các cách sử dụng trái thanh long.

Về tổ chức mạng lưới bán hàng cố định, giao các đơn vị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty cổ phần Siêu thị Vinmart, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại quốc tế dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long, Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam…

Bán hàng qua sàn giao dịch, giao Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm. Chợ đầu mối Long Biên, Đền Lừ là nơi tập kết sản phẩm “Thanh long Bình Thuận”, phát luồng đi các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn. Các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối thực hiện chức năng là đầu mối giao nhận, bán buôn cho các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống khác.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều

30/10/2013
VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn

Do đó, vấn đề còn lại để thực hiện tốt vấn đề ATVSTP trong thủy sản Việt Nam là kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và trong quá trình nuôi trồng mà VietGAP là một trong những quy trình sản xuất tốt giúp đảm bảo điều đó.

31/10/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.

31/10/2013
Xác Xơ Những Đồi Chè Sau Lũ Xác Xơ Những Đồi Chè Sau Lũ

Trận lũ quét vừa qua gây hậu quả nặng nề về đời sống, sản xuất ở vùng thượng Hương Sơn, trong đó hàng trăm ha chè công nghiệp - loại cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của người dân xã Sơn Kim II (Hà Tĩnh) bị hư hỏng.

31/10/2013
Nuôi Heo Nái Hướng Nạc Tại Xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo): Sẽ Nhân Rộng Nếu Hiệu Quả Cao Nuôi Heo Nái Hướng Nạc Tại Xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo): Sẽ Nhân Rộng Nếu Hiệu Quả Cao

Cuối năm 2012, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương, nông dân xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo lần đầu tiên biết đến mô hình nuôi heo nái hướng nạc. Theo nhận xét ban đầu của Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa, mô hình trên đã bắt đầu “đơm hoa kết trái”…

31/10/2013