Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội

Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Thanh Long Bình Thuận Tại Hà Nội
Ngày đăng: 03/02/2015

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận ra thị trường Hà Nội.

Kế hoạch này nằm trong Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bình Thuận, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn được quản lý về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu trong dịp Tết Nguyên đán, các Lễ hội, tiến tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của nhân dân Thủ đô,

Theo đó, sẽ phối hợp hỗ trợ quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, như nước mắm Phan Thiết, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm, tảo Spirulina… nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất của tỉnh Bình Thuận.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng bày tỏ hy vọng, thông qua các hoạt động này sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn việc vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô.

UBND TP. Hà Nội cũng giao cho các đơn vị của Hà Nội căn cứ vào năng lực sản xuất, kinh doanh chủ động liên hệ, thống nhất số lượng, chất lượng các sản phẩm hàng hóa, phương án giao nhận, vận chuyển với các đơn vị của tỉnh Bình Thuận có kinh nghiệm, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế khác. Danh sách các đơn vị cung cấp do các Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận giới thiệu.

Liên quan đến tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức, đa dạng kênh phân phối, tiêu thụ trái thanh long và một số sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở, đảm bảo, an toàn thực phẩm, thiết lập được mạng lưới tiêu thụ đến các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống, khu phố, khối phố, cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.

UBND TP. Hà Nội giao các doanh nghiệp chủ động liên hệ với HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bình Thuận, tổ chức phương án thu mua, vận chuyển, giao nhận về TP. Hà Nội. Triển khai các điểm, khu bày bán trái thanh long mang thương hiệu “Thanh long Bình Thuận” tại khu bày bán hoa quả trong các siêu thị, chợ đầu mối, bảo đảm mỹ quan, an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Quan tâm cung cấp thông tin về trái thanh long Bình Thuận tới người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm về quy trình sản xuất, đóng gói, phân phối, lựa chọn sản phẩm, công dụng cũng như giới thiệu các cách sử dụng trái thanh long.

Về tổ chức mạng lưới bán hàng cố định, giao các đơn vị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, Công ty cổ phần Siêu thị Vinmart, Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại quốc tế dịch vụ siêu thị BigC Thăng Long, Công ty TNHH Metro Cash&Carry Việt Nam…

Bán hàng qua sàn giao dịch, giao Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam thực hiện cung cấp sản phẩm. Chợ đầu mối Long Biên, Đền Lừ là nơi tập kết sản phẩm “Thanh long Bình Thuận”, phát luồng đi các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn. Các hộ kinh doanh tại chợ đầu mối thực hiện chức năng là đầu mối giao nhận, bán buôn cho các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống khác.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

13/11/2013
Quảng Ngãi Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Quảng Ngãi Nhân Rộng Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2013 toàn tỉnh đã thực hiện được 10 cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, với tổng diện tích 280 ha.

13/11/2013
Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân Xây Dựng 4 Cánh Đồng Mẫu Lớn Đậu Phụng Xen Mì Vụ Đông Xuân

Để việc triển khai cánh đồng mẫu lớn đạt kế hoạch và hiệu quả cao, huyện chủ động yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng giống cần thiết để cung ứng cho nông dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn, triển khai quy trình sản xuất và lịch thời vụ theo quy định của ngành Nông nghiệp tỉnh. Để việc tiêu thụ thuận lợi, hiện Công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định ký kết hợp đồng bao tiêu củ mì với nông dân.

13/11/2013
Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa Gieo Cấy Được 9.779 Ha Lúa Tại Các Xã Vùng Tôm - Lúa

Sau khi thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tính đến nay, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã gieo cấy được 9.779 ha lúa, đạt 88,9% so kế hoạch, các xã có diện tích xuống giống đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là: Thạnh Phú, Gia Hòa 2, Tham Đôn, Thạnh Quới. Ngoài các giống lúa chủ lực như: ST5, OM 4900, OM 6162… năm nay nông dân còn chọn các giống ngắn ngày có khả năng chịu mặn để đưa vào sản xuất.

13/11/2013
Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết Nông Dân Xót Xa Nhìn Tiêu Chết

Tiêu chết nhanh, chết chậm (thối gốc, rễ) luôn là nỗi ám ảnh lớn của người nông dân bởi đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một biện pháp nào để khắc phục hiệu quả căn bệnh này. Với người trồng tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, năm nay lại là một mùa vụ buồn khi mà diện tích tiêu tàn lụi ngày một tăng. Thậm chí, ở nhiều hộ gia đình, số lượng tiêu sống chỉ còn vài trụ.

13/11/2013