Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giống đậu tương

Ngày 25/8, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội phối hợp với xã Trung Châu, huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất cây vụ Đông và tiêu thụ giống đậu tương vụ Hè thu năm 2015.
Vụ Hè thu năm nay, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình sản xuất đậu tương giống DT84 với quy mô 210ha tại 2 huyện Đan Phượng và Phúc Thọ. Đến nay, 100% diện tích đậu tương đang ở giai đoạn chắc xanh chuẩn bị thu hoạch. Dự kiến năng suất trung bình đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng đạt 490 tấn.
Giống đậu tương DT84 cho năng suất cao đạt 2,3 tấn/ha.
Bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, với giá trị kinh tế đạt trên 4,3 tỷ đồng, mô hình đã góp phần tăng giá trị sử dụng trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, hiệu quả mô hình sẽ cung cấp đủ lượng giống đậu tương đảm bảo chất lượng cho gần 500ha trong vụ Đông cho các huyện ngoại thành.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Trung tâm và đại diện các HTX tham gia mô hình đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một số DN kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn TP.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.

Từng là hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành tại thủ đô, rồi là nhân viên của Tập đoàn Mobifone, nhưng trong tâm khảm của anh Phạm Văn Nhật (xóm 4, xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn canh cánh mong ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Rời xa chốn phồn hoa đô hội, anh Phạm Văn Nhật đã trở về mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi chí làm giàu.