Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nội dung Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đề cập đến các vấn đề chính gồm tái cơ cấu chăn nuôi theo vùng chăn nuôi; tái cơ cấu về vật nuôi; tái cơ cấu chăn nuôi theo phương thức sản xuất chăn nuôi; đổi mới hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm và tái cơ cấu theo chuỗi giá trị ngành hàng.
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trong thời gian qua, sản xuất chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực.
Tăng trưởng chăn nuôi đạt 4,06% năm 2014 và khoảng 4,8% các tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014. Đáp ứng cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và bước đầu cho xuất khẩu. Thị trường và giá cả các sản phẩm chăn nuôi ổn định đảm bảo cho người chăn nuôi sản xuất có lời. Chăn nuôi chuyển dịch theo hướng trang trại, tập trung chuyên nghiệp và công nghiệp hơn. Đầu tư xã hội cho nguồn lực phát triển chăn nuôi tăng, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để Đề án tiếp tục triển khai đạt kết quả, cần hoàn thiện quy hoạch chăn nuôi phù hợp với nội dung và mục tiêu tái cơ cấu, đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Trong đó thị trường là yếu tố quan trọng cần phải được cân nhắc kỹ trong các phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi. Phải gắn quy hoạch phát triển chăn nuôi với yêu cầu xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, với hệ thống giống và giết mổ chế biến gia súc, gia cầm.
Bên cạnh đó, triển khai mạnh chủ trương xã hội hóa huy động nguồn lực đầu tư phát triển chăn nuôi, tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp, người sản xuất được thụ hưởng và bỏ thêm vốn tham gia nhiều hơn vào các chương trình, lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích, như: chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ, môi trường, chương trình giống, chương trình xúc tiến thương mại…
Nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm 2015 của ngành chăn nuôi là phải phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý thật tốt tình hình dịch bệnh, thiên tai và nhập khẩu các loại gia súc, gia cầm trên phạm vi cả nước nhằm thúc đẩy sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển. Phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị, xã hội, bao gồm quản lý thị trường, hội nông dân quản lý tốt về chất lượng đàn lợn đực giống và chất lượng, an toàn thức ăn chăn nuôi, nhất là chất cấm và kháng sinh. Triển khai có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, trước hết là Hải quan liên thông trong hoạt động đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, phấn đấu giảm 50% thời gian thông quan các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu so với hiện nay.
Các địa phương hoàn thành việc rà soát quy hoạch chăn nuôi, hoàn thành đề án tái cơ cấu chăn nuôi trình cấp thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là trước 30/10/2015 làm cơ sở cho triển khai các nội dung tái cơ cấu chăn nuôi ngay từ các tháng đầu tiên của năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.

Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đối với người dân, việc giúp nhau thoát nghèo, gây dựng cuộc sống ấm no là một việc làm ý nghĩa. Thôn Đông Mỹ, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) là thôn đi đầu trong chương trình “cùng giúp nhau thoát nghèo”. Nhờ tinh thần tương trợ đó, số lượng người nghèo của thôn, xã giảm xuống rõ rệt. Đây là những tín hiệu đáng mừng.

Khi được hỏi về thông tin có thể phía Mỹ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam (đang được loan đi những ngày qua), ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, nói: “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Nếu việc này xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp”.