Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Lĩnh Vực Trồng Trọt

Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Lĩnh Vực Trồng Trọt
Ngày đăng: 30/07/2014

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tủa Chùa thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước tăng bình quân từ 3 - 5%/năm.

Có được kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn không ngừng nỗ lực tái cơ cấu các loại cây lương thực.

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ - TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, huyện Tủa Chùa tập trung tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và coi đây là yếu tố quan trọng phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

Với mục tiêu tổng quát: sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả; đảm bảo an ninh lương thực địa phương; xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp, mô hình kinh tế trang trại có giá trị kinh tế cao...

Nhằm thực hiện Đề án hiệu quả, huyện tập trung quy hoạch lại toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Nội dung quy hoạch đảm bảo sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với đề án Xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất của huyện.

Tính đến cuối tháng 6/2014 - sau một năm thực hiện Đề án, huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch đất sản xuất nông - lâm nghiệp và bố trí sắp xếp dân cư trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo quy hoạch mới, huyện sẽ tập trung mở rộng diện tích sản xuất lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Sính Phình và thị trấn Tủa Chùa.

Diện tích canh tác lúa chiêm xuân sẽ tập trung mở rộng tại các xã: Mường Báng, Xá Nhè, Tủa Thàng, Sính Phình và Trung Thu; nâng cao diện tích trồng ngô bằng cách vận động nhân dân các xã: Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Xá Nhè và Mường Đun tận dụng diện tích nương bỏ hoang, các bãi đất bồi ven sông, suối và những chân ruộng khô nước để canh tác.

Riêng ngô vụ mùa, huyện tập trung mở rộng diện tích tại các thung lũng ven sông, suối khu vực Huổi Só, Tủa Thàng, Háng Tơ Mang - Mường Báng.

Đối với những cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, sắn, lạc, bông, khoai lang; cơ quan chức năng tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích với mục tiêu tăng từ 3 - 4%/năm. Riêng cây chè, huyện phấn đấu mỗi năm mở rộng diện tích trồng mới từ 30 - 50ha, tập trung ở các xã phía Bắc huyện, như: Sính Phình, Tả Phìn, Sín Chải...

Đối với diện tích lúa một vụ, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mùa khô hạn chuyển sang canh tác các loại cây trồng ngắn ngày ngô, lạc, đậu tương, rau xanh. Song song với việc quy hoạch, mở rộng diện tích sản xuất, huyện Tủa Chùa không ngừng hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao năng suất, chất lượng giống cây trồng.

Từ tháng 6 năm 2013 đến nay, các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức hơn 20 buổi tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, giúp nông dân tiếp cận và nâng cao kỹ năng canh tác.

Hiện nay, 100% giống lúa canh tác trên địa bàn được cấp bởi Trại Giống nông nghiệp huyện, với các giống lúa chủ yếu: Nghi hương 2308; Nhị ưu 838; Lúa thuần IR64; Bắc thơm số 7...

Anh Quàng Văn Thinh, bản Đun, xã Mường Đun cho biết: Sau khi được Nhà nước hỗ trợ giống lúa Nghi hương 2308 và được tham gia mô hình trình diễn canh tác loại lúa này tại bản; thấy được hiệu quả kinh tế, tôi đã gieo cấy 100% giống lúa mới trên diện tích ruộng nước của gia đình và đã thu được kết quả khả quan, năng suất cao gấp 1,8 lần so với các giống lúa địa phương sử dụng trước đó.

Nỗ lực tái cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt, 6 tháng đầu năm nay, việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Tủa Chùa đều có mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lúa chiêm xuân, ngô xuân, đậu tương và lạc đều đạt và vượt kế hoạch.

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 2.496 tấn, tăng 165,14 tấn so với cùng kỳ năm 2013; sản xuất 91ha rau màu vụ đông - xuân; trong đó, có 80,5ha rau các loại (bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua...) và 10,5ha đậu đỗ (tăng 20% diện tích so với cùng kỳ năm 2013).


Có thể bạn quan tâm

Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh Thống Nhất (Đồng Nai) Có Gần 30 Hécta Tiêu Bị Nhiễm Bệnh

Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện khuyến cáo bà con nông dân cần giữ vườn tiêu thông thoáng, chăm sóc cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, bón phân hữu cơ ủ hoai mục và bón cân đối hàm lượng NPK, có bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng, vệ sinh vườn sau thu hoạch, xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh ngay từ đầu vụ.

18/09/2014
Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

18/09/2014
Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

18/09/2014
Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

18/09/2014
Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định "Tấn Công" Thị Trường Trung Quốc

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

18/09/2014