Đẩy Mạnh Sản Xuất, Tiêu Thụ Nhãn Chín Muộn

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Năm 2013, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình thâm canh nhãn chín muộn với diện tích 40ha, tại xã Đại Thành. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, năng suất nhãn chín muộn đạt 30 tấn/ha, sản lượng toàn mô hình đạt 1.200 tấn, cao gấp 3 lần năm 2012; giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 42 tỷ đồng.
Theo Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội, trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm đã mở rộng và trồng mới, thâm canh được 1.290ha cây ăn quả các loại, như: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Trung tâm đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể (2 nhãn hiệu Nhãn chín muộn, 1 nhãn hiệu Bưởi đường Quế Dương, 1 nhãn hiệu cam Canh Kim An); cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 70ha nhãn chín muộn, 120ha bưởi, 40ha chuối.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.

Anh Bùi Chí Linh (ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, An Phú, An Giang) là người rất thành công với mô hình nuôi cá heo nước ngọt trong bè, mỗi năm lợi nhuận trên 500 triệu đồng.

Ông Hai Trí (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành) nói: “Năm nay thời tiết thất thường nên vú sữa ra bông bị rụng nhiều, khó đậu trái làm cho sản lượng thấp, chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với năm ngoái. Với giá thấp như thế này thì năm nay người trồng vú sữa Lò Rèn lãi không cao hoặc chỉ hòa vốn”.

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng công nghệ cao đã được các tỉnh, thành trong vùng chú trọng đầu tư và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp.

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.