Đẩy Mạnh Sản Xuất, Tiêu Thụ Nhãn Chín Muộn

Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Năm 2013, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai mô hình thâm canh nhãn chín muộn với diện tích 40ha, tại xã Đại Thành. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, năng suất nhãn chín muộn đạt 30 tấn/ha, sản lượng toàn mô hình đạt 1.200 tấn, cao gấp 3 lần năm 2012; giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 42 tỷ đồng.
Theo Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội, trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm đã mở rộng và trồng mới, thâm canh được 1.290ha cây ăn quả các loại, như: Bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Trung tâm đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể (2 nhãn hiệu Nhãn chín muộn, 1 nhãn hiệu Bưởi đường Quế Dương, 1 nhãn hiệu cam Canh Kim An); cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 70ha nhãn chín muộn, 120ha bưởi, 40ha chuối.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.

Dù lũ nhỏ, nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá xát sông. Người dân chuyên đánh bắt cá mùa lũ trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: Mùa này, lượng cá xát tập trung phía sau bè cá để ăn thức ăn thừa, chỉ cần dùng vợt xúc là dính. Cá xát sông kích thước nhỏ, thịt ngon, ngọt, được bạn hàng bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Bưng thau cá dưới sông lên chợ bán, anh Trần Văn Hai (ngụ cồn Phó Ba) cho biết: “Mỗi buổi chiều, tôi xúc dính khoảng 5kg cá xát sông, bạn hàng thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được gần 200.000 đồng/ngày”.

Do đặc điểm tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, bãi bồi ven biển ở xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh rất thích nghi nuôi nghêu thịt. Nuôi nghêu thịt đem lại lợi nhuận rất cao, ít rủi ro, ít tốn công chăm sóc, từ khi thả giống khoảng 10 - 14 tháng bắt đầu cho thu hoạch.

Đến đầu tháng 9, diện tích thả tôm nuôi của tỉnh Kiên Giang hơn 98.410 ha, vượt 9,34% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp 1.528 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến gần 20.000 ha và còn lại là tôm - lúa. Sản lượng thu hoạch tôm nuôi hơn 32.400 tấn, đạt gần 58% kế hoạch, bằng 99% so cùng kỳ.

Trong năm 2015, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.