Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKDG

Nhờ vậy, đời sống của HV được cải thiện rõ nét, hộ khá, giàu tăng; hộ nghèo giảm mạnh.
Nhiều hộ trồng mai cảnh ở Nhơn An đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Theo ông Lê Đình Ân, Chủ tịch HND xã Nhơn An, xã có 85% số hộ nông dân chuyên sản xuất nông nghiệp, còn lại hoạt động ngành nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ.
Hội đã tham mưu cấp trên phối hợp với ngành chức năng chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; phân công hộ sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) giúp đỡ từ 3 - 5 hộ nông dân khó khăn.
HND xã đã xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân được gần 48 triệu đồng, kết hợp 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân T.Ư và HND tỉnh, huyện, giúp 19 hộ nông dân nghèo đầu tư phát triển sản xuất và đã thoát nghèo
. Hội còn đứng ra tín chấp các tổ chức tín dụng cho 290 hộ HV vay đầu tư trồng mai kiểng, nuôi bò lai, nuôi heo, nuôi gia cầm gần 6 tỉ đồng; qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân.
Những năm qua, tổng thu nhập của 1.500 hộ nông dân ở 5 làng nghề trồng mai cảnh trên địa bàn xã từ 15 - 17 tỉ đồng/năm; nhiều hộ thu lãi từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/năm.
HND xã còn làm tốt công tác vận động HV tham gia liên doanh liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống, đảm nhận sản xuất giống trên cánh đồng mẫu lớn 120 ha, làm điểm trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ để HV học tập làm theo.
Nhờ vậy, trình độ thâm canh cây lúa của bà con nông dân được nâng cao, năng suất lúa ở địa phương luôn đạt từ 70,5 tạ/ha/vụ (cánh đồng mẫu lớn đạt 75 tạ/ha), hàng năm bán ra hơn 300 tấn thóc giống, thu lãi trên nửa tỉ đồng.
Trong phong trào nông dân thi đua SXKDG, các HV đều phát huy thế mạnh của địa phương, chọn các mô hình SXKD thích hợp để vươn lên làm giàu chính đáng.
Điển hình như HV Nguyễn Công Danh (43 tuổi) ở thôn Tân Dương. Anh đã thuê 3.500m2 đất để luân canh đậu phụng - khổ qua - bí đao - dưa leo - ớt, và trồng 1.000 chậu mai cảnh, nuôi 400 gà thả vườn, 5 heo nái sinh sản, 20 - 30 heo thịt, thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
HV Nguyễn Thành Long, ở thôn Tân Dân, làm trang trại chăn nuôi gà, cũng thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm, từ hộ cận nghèo vươn lên hộ khá. Phát triển đa dạng các mô hình sản xuất, kinh doanh, cả xã có nhiều HV vừa trồng mai cảnh, chăn nuôi và trồng nấm rơm lãi từ 100 - 250 triệu đồng/năm.
HND xã còn vận động HV chung tay xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”.
Nông dân trong xã đã tự nguyện hiến 6.500 m2 đất để làm đường giao thông; đóng góp 7 tỉ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn, tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, góp phần cho xã Nhơn An đạt 19 tiêu chí nông thôn mới trong quý III.2015.
Đến nay, toàn xã có 1.597 HV, trong đó có 147 HV nòng cốt; có 708 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKDG (cấp tỉnh 4 hộ, cấp thị xã 196 hộ, còn lại là cấp xã), tăng 529 hộ so với năm 2011.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...