Đẩy Mạnh Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Những tháng đầu năm diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm trắng ở Bình Thuận gần 2.400 lượt ha. Nhờ tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nên đến cuối tháng 5 giảm còn 44 ha. Tuy vậy vào tháng 6 do thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nên bệnh đốm trắng trên cây thanh long có chiều hướng phát triển, diện tích bị nhiễm thêm 94 ha, nâng tổng số nhiễm bệnh đến nay trên cây thanh long toàn tỉnh là 144 ha.
Viện Bảo vệ thực vật đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long là nấm. Thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai làm nhiều thí nghiệm, để xác định loại thuốc BVTV phòng trừ nhưng chưa có kết quả. Hiện nay Chi cục BVTV đã có văn bản đề nghị 8 công ty sản xuất thuốc BVTV, hợp tác với Chi cục để làm khảo nghiệm phòng trừ bệnh đốm trắng. Ngoài ra Hội đồng Khoa học kỹ thuật tỉnh đã “đặt hàng” Khoa Bảo vệ thực vật Trường Đại học Nông lâm (TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu bệnh này trong 2 năm (2013 - 2014) với kinh phí 630 triệu đồng, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh đốm trắng trên cây thanh long.
Do hiện nay chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh đốm trắng, Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tập trung hướng dẫn và tập huấn cho người trồng thanh long các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tăng cường vệ sinh vườn trồng, thoát nước vườn cây để giảm độ ẩm nhằm phòng ngừa và hạn chế bệnh đốm trắng lây lan trên cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hằng năm thành phố bố trí 15 - 20 tỷ đồng cho phát triển vùng thủy sản tập trung, bảo đảm môi trường không dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi có quy mô từ 30 đến 200ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.

Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang được các thương lái thu mua với giá từ 35.500 - 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng/kg so với hơn nửa tháng trước. Với giá này, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè lãi từ 17 - 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi. Đây là mức lãi khá cao giúp người nuôi cá điêu hồng làng bè yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phân bổ vốn đầu tư, xây dựng dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Ngày 06/7/2015, Sở Công thương tổ chức lễ nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới” được đầu tư hỗ trợ tại hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tham dự lễ nghiệm thu, có ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo các sở ngành tỉnh, huyện, xã và đông đảo ngư dân tại địa phương.