Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Phát Triển Vùng Chuyên Canh

Đẩy Mạnh Phát Triển Vùng Chuyên Canh
Ngày đăng: 28/08/2014

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang (Điện Bàn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tăng thu nhập cho người dân.

Bãi bồi Long Hội thuộc thôn Kỳ Lam (xã Điện Quang) có diện tích rộng hơn 100ha. Những năm trước, hầu hết diện tích đất canh tác được bà con địa phương đưa vào trồng các loại cây màu như bắp lai, ớt và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày khác.

Nhưng vì sản xuất thiếu quy hoạch, thấy lợi thì ồ ạt trồng, không có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua… nên đã xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá” gây thua lỗ cho người dân. Vì vậy, từ vụ đông xuân 2013 - 2014, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang đã tập trung quy hoạch vùng chuyên canh và triển khai xây dựng mô hình trồng bắp nếp đông xuân; đậu xanh xuân hè và bắp nếp hè thu.

Mặc dù gặp thời tiết khô hạn, nhưng do chủ động được nguồn nước tưới từ hệ thống thủy lợi hóa đất màu nên diện tích cây đậu xanh ở vụ xuân hè đều trúng lớn. Lão nông Nguyễn Đình Tuấn (thôn Xuân Đài) cho biết, nhờ chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, đậu xanh cho năng suất đạt bình quân 2 tấn/ha.

Với giá 25 nghìn đồng/kg, người nông dân có thể đạt thu nhập 50 triệu đồng. Khi cây đậu xanh thu hoạch lứa cuối cùng cũng là lúc cây bắp nếp vụ hè thu đã “bén rễ”.

Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp Điện Quang cho hay, nhờ những đợt mưa xen kẽ vào những ngày đầu cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, hầu hết diện tích bắp ở đây đều cho năng suất cao. Hiện tại, nhiều diện tích bắp đang thu hoạch đạt năng suất bình quân 800 - 900 kg/sào. Với giá thu mua 3.200 đồng/kg, mỗi héc ta đất sản xuất người nông dân “bỏ túi” trên 170 triệu đồng là điều có thể.

Cũng theo ông Thành, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng trên các vùng đất màu khác của xã. Có thể nói, mô hình phát triển vùng chuyên canh tập trung, liên kết trong sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước giúp người nông dân thay đổi tư duy canh tác; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống bà con và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

02/02/2015
An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

02/02/2015
Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015 Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

02/02/2015
Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

02/02/2015
Hồi Sinh Một Thương Hiệu Hồi Sinh Một Thương Hiệu

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

02/02/2015