Đẩy Mạnh Phát Triển Thủy Sản Năm 2012

Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) năm 2011 là 1540 ha, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 40 ha so với năm 2010 dẫn đến sản lượng thủy sản cả năm tăng ước đạt 48.950 tấn, đạt 100,51% kế hoạch, tăng gần 2.000 tấn. Để tạo điều kiện cho ngành thủy sản đạt được những kết quả phấn khởi, huyện Cao Lãnh tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nhiều giống thủy sản để đảm bảo nuôi trồng thuận lợi. Tuy nhiên, trong năm 2011, tình hình dịch bệnh xuất hiện ở một số đối tượng được nuôi trồng như: cá tra, cá lóc, điêu hồng, ếch, tôm càng xanh, tổng số mẫu các hộ nuôi đã gửi về trạm để xác định tình trạng bệnh chủ yếu là do bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và nguyên sinh động vật. Ngay sau khi có kết quả, trạm thủy sản huyện thông báo đến các hộ nuôi đồng thời hướng dẫn biện pháp phòng trị kịp thời hạn chế thiệt hại.
Để việc nuôi trồng được thuận lợi, ngoài chú ý đến chất lượng con giống, yếu tố môi trường, huyện còn quan tâm nâng cao trình độ kỹ thuật cho bà con. Huyện đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản bảo vệ nguồn lợi thủy sản được 10 lớp, phối hợp với trường Đại học Cần Thơ tổ chức 1 lớp tập huấn về biến đổi khí hậu và các tác động đến mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Ngoài ra, phối hợp với các ngành hữu quan kiểm tra tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ.
Mục tiêu phát triển thủy sản năm 2012 của huyện gắn liền với phát triển bền vững kết hợp bảo vệ môi trường, tập trung khai thác có hiệu quả các vùng nuôi trọng điểm của huyện trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đa dạng hóa các hình thức nuôi, xác định đối tượng nuôi có giá trị kinh tế với diện tích phấn đấu năm 2012 là 2.615 ha, ước sản lượng đạt được là 58.150 tấn. Trên cơ sở đó, khuyến khích vận động người nuôi cá tra áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt BMP, CoC...
Bên cạnh khai thác vùng nuôi trọng điểm, huyện phát triển các vùng ngập sâu nuôi cá lồng mùng trên ruộng trong mùa nước, kết hợp trồng các loại thủy sinh góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân. Khuyến khích, vận động nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phát huy mô hình luân canh một lúa một tôm. Bên cạnh đó, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi và phương pháp phòng, chống dịch bệnh cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền vệ sinh thú y thủy sản... Khuyến khích các cơ sở tăng quy mô sản xuất và phát triển nhiều cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu về con giống có chất lượng cao cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.