Đẩy Mạnh Phát Triển Thủy Sản Năm 2012

Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) năm 2011 là 1540 ha, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 40 ha so với năm 2010 dẫn đến sản lượng thủy sản cả năm tăng ước đạt 48.950 tấn, đạt 100,51% kế hoạch, tăng gần 2.000 tấn. Để tạo điều kiện cho ngành thủy sản đạt được những kết quả phấn khởi, huyện Cao Lãnh tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nhiều giống thủy sản để đảm bảo nuôi trồng thuận lợi. Tuy nhiên, trong năm 2011, tình hình dịch bệnh xuất hiện ở một số đối tượng được nuôi trồng như: cá tra, cá lóc, điêu hồng, ếch, tôm càng xanh, tổng số mẫu các hộ nuôi đã gửi về trạm để xác định tình trạng bệnh chủ yếu là do bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và nguyên sinh động vật. Ngay sau khi có kết quả, trạm thủy sản huyện thông báo đến các hộ nuôi đồng thời hướng dẫn biện pháp phòng trị kịp thời hạn chế thiệt hại.
Để việc nuôi trồng được thuận lợi, ngoài chú ý đến chất lượng con giống, yếu tố môi trường, huyện còn quan tâm nâng cao trình độ kỹ thuật cho bà con. Huyện đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản bảo vệ nguồn lợi thủy sản được 10 lớp, phối hợp với trường Đại học Cần Thơ tổ chức 1 lớp tập huấn về biến đổi khí hậu và các tác động đến mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Ngoài ra, phối hợp với các ngành hữu quan kiểm tra tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ.
Mục tiêu phát triển thủy sản năm 2012 của huyện gắn liền với phát triển bền vững kết hợp bảo vệ môi trường, tập trung khai thác có hiệu quả các vùng nuôi trọng điểm của huyện trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đa dạng hóa các hình thức nuôi, xác định đối tượng nuôi có giá trị kinh tế với diện tích phấn đấu năm 2012 là 2.615 ha, ước sản lượng đạt được là 58.150 tấn. Trên cơ sở đó, khuyến khích vận động người nuôi cá tra áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt BMP, CoC...
Bên cạnh khai thác vùng nuôi trọng điểm, huyện phát triển các vùng ngập sâu nuôi cá lồng mùng trên ruộng trong mùa nước, kết hợp trồng các loại thủy sinh góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân. Khuyến khích, vận động nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phát huy mô hình luân canh một lúa một tôm. Bên cạnh đó, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi và phương pháp phòng, chống dịch bệnh cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền vệ sinh thú y thủy sản... Khuyến khích các cơ sở tăng quy mô sản xuất và phát triển nhiều cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu về con giống có chất lượng cao cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.

Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.

Hiện nay, trên các trà lúa mùa của huyện đang xuất hiện bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và ốc bươu vàng gây hại với tổng diện tích gần 340 ha, trong đó, hơn 60 ha bị ốc bươu vàng gây hại với mật độ hơn 20 con/m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang chỉ đạo nông dân thường xuyên bám sát đồng ruộng để phát hiện các loại sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.