Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Luân Canh Tăng Vụ Ở Đông Hà

Đẩy Mạnh Luân Canh Tăng Vụ Ở Đông Hà
Ngày đăng: 28/05/2014

Những ngày này, trên khắp cánh đồng của thôn Nà Sài, xã Đông Hà (Quản Bạ) diện tích ngô Đông - xuân sớm sắp được thu hoạch thì mạ nền đã sẵn sàng cho một vụ lúa Hè - thu. Mùa nào thức ấy, khi lúa ngoài đồng thu hoạch song cũng là lúc giống khoai tây, rau đậu các loại được chuẩn bị sẵn chỉ chờ đem ra đồng trồng vụ Đông...

Cứ như vậy luân canh, gối vụ không để cho đất nghỉ, cùng với sự cần mẫn của người dân, năng suất nông sản đều cao hơn so với trước, thu nhập ổn định, đời sống của bà con trong xã được nâng cao.

Nhờ luân canh tăng vụ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Với địa hình thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa, xã Đông Hà khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên canh hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, xã được huyện Quản Bạ triển khai mô hình luân canh ngô, lúa, khoai tây với 5 ha tại thôn Nà Sài.

Qua gần 2 năm triển khai, mô hình này đã được người dân trong xã hưởng ứng vì đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Người dân trong xã thấy được hiệu quả từ luân canh tăng vụ từ mô hình điểm nên đến nay, 80% người dân của thôn Nà Sài và hơn 40% hộ gia đình của các thôn khác trong xã đã khai thác tối đa diện tích đất và tăng hệ số quay vòng sử dụng đất theo hình thức luân canh gối vụ, nhằm tăng thu nhập. Cùng với việc đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, người dân còn lựa chọn những giống lúa, ngô tốt đưa vào gieo trồng.

Nhờ thực hiện tốt các biện pháp luân canh, vụ ngô Đông sớm năm 2013 năng suất đạt 52 tạ/ha, lúa Hè - thu đạt 77 tạ/ha, khoai tây vụ Đông đạt 15 tấn/ha. Bên cạnh trồng ngô người dân còn trồng xen canh bí, rau màu các loại. 
Đang thu hái rau và quả bí chuẩn bị cho các thương lái vào tận chân ruộng để thu mua, chị Cao Thị Yêm, thôn Nà Sài hồ hởi: “Gia đình có 5000m2 đất ruộng. Thực hiện chủ trương luân canh tăng vụ của xã, trên diện tích đó, chị đã trồng ngô xen canh thêm rau bí.

Vụ Đông năm trước, gia đình trồng tất khoai tây, thu hoạch bán cho thương lái với giá 15 nghìn đồng/kg nên cũng có một khoản thu đáng kể”. Anh Bùi Văn Học, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Từ thôn Nà Sài, hiện nay mô hình luân canh, gối vụ đã được nhân rộng ra một số thôn khác của xã và đã cho những hiệu quả rõ rệt.

Cùng với việc khuyến khích luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích cây màu, xã còn có nhiều cơ chế hỗ trợ nông dân như phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn về các chương trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn khoa học kỹ thuật chăm sóc cây trồng để nhân ra diện rộng”...

Nhữngkết quả đạt được từ luân canh tăng vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực 650 kg/người/năm.

Nhờ đó, nhận thức của từng hộ dân trong xã đã được nâng lên, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà tự thân vận động, sáng tạo trong bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình, nhất là chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Đặc biệt, bà con nhân dân đã tích cực đóng góp tiền của, ngày công lao động để nạo vét, tu sửa kênh mương, đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô và kịp thời tiêu úng trong mùa mưa và làm đường giao thông nông thôn tại các thôn bản.

Tính đến thời điểm này, xã đã thực hiện giải phóng mặt bằng để làm đường bê tông nông thôn tổng là 4.500m tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vật tư, phân bón và thu hoạch nông sản, trao đổi hàng hóa của nhân dân, góp phần hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới.

Những ruộng ngô sớm đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch, hứa hẹn một mùa vụ bội thu. Thành quả ấy không chỉ là thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang về cuộc sống ấm no cho người dân mà đang góp phần vào sự phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện.

Vượt qua những cơ cực của nghề nông, người dân Đông Hà vẫn luôn gửi niềm tin vào đất, thủy chung với đồng ruộng quê mình, biến khó khăn thành những cơ hội để phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

22/02/2014
Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Anh Phạm Vĩnh Phúc Trúng Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

20/03/2014
Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản Kiếm Tiền Tỷ Từ Nuôi Con Đặc Sản

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…

22/02/2014
Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi? Làm Gì Để Khai Thác Hiệu Quả Giá Trị Nhãn Hiệu Nho, Táo, Tỏi?

Sau chỉ dẫn địa lý nho Ninh Thuận, cuối năm 2013, tỉnh ta có thêm nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận”, “Tỏi Phan Rang” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ. Nếu nói về nhãn hiệu tập thể nông sản được bảo hộ, còn phải kể tới măng khô Bác Ái, Rau an toàn Văn Hải và Tuấn Tú, nhưng nổi tiếng và mang tính đặc thù hơn cả của vùng đất Ninh Thuận chính là sản phẩm nho, táo và tỏi. Vấn đề hiện nay là phải làm gì để khai thác hiệu quả giá trị các nhãn hiệu trên?

20/03/2014
Giải Pháp Phòng Chống Hội Chứng Tôm Chết Sớm Giải Pháp Phòng Chống Hội Chứng Tôm Chết Sớm

Vừa qua, hội thảo trực tuyến về quản lý hội chứng tôm chết sớm (EMS) - một bệnh gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người nuôi tôm đã được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) tổ chức tại Việt Nam.

22/02/2014