Đẩy Mạnh Hợp Tác Nông Nghiệp Việt Nam - Cu Ba

Thời gian qua, Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với Cu Ba trong một số chương trình, dự án...
Sáng qua (8/9), tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Cu Ba – bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
Buổi tọa đàm có sự tham gia góp mặt của các đại diện đến từ các Cục, Vụ, Viện, Hiệp hội… hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của 2 quốc gia.
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Mặc dù cách xa về địa lý nhưng đất nước, con người Cu Ba luôn nằm trong trái tim người Việt Nam. Những người làm nông nghiệp chúng tôi luôn nhớ đến các chuyên gia Cu Ba đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng kinh tế như khôi phục và phát triển cây cà phê, mía đường; chuyển giao những giống cam và cử chuyên gia hỗ trợ phát triển cây ăn quả có múi.
Hiện Việt Nam vẫn đang quản lý Trại bò giống Moncada do Cu Ba hỗ trợ xây dựng. Trại giống đã và đang cung cấp một lượng tinh bò phục vụ chăn nuôi trong nước. Rất nhiều cán bộ ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã được học tập ở Cu Ba. Họ đang đóng góp đắc lực vào sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian qua, Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với Cu Ba trong một số chương trình, dự án như: Chương trình hợp tác về SX lúa gạo tại Cu Ba giai đoạn 2009 – 2015; Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Cu Ba đến năm 2020. Hai bên cũng dự kiến sớm ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch.
Bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez bày tỏ sự khâm phục về những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục cử chuyên gia sang Cu Ba tư vấn về kỹ thuật trồng lúa cho nông dân; hỗ trợ Cu Ba thực hiện quy hoạch chi tiết cho một số tỉnh trọng điểm về phát triển thủy sản sau khi bản quy hoạch tổng thể toàn quốc được xây dựng xong…
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.

Dịch bệnh, bấp bênh đầu ra, hạn chế áp dụng tiến bộ kỹ thuật do quy mô nhỏ... là những bất cập trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. Vì thế, việc Nhà nước hỗ trợ chăn nuôi nông hộ thế nào cho hiệu quả là điều đang được cơ quan chức năng và các địa phương tích cực góp ý.

Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Chỉ mới cách đây vài tháng (vào thời điểm cận tết), giá dưa hấu khá cao, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận trung bình khoảng 150 triệu đồng/ha. Thế nhưng hiện nay, người trồng dưa lại lắc đầu ngán ngẩm, chỉ còn biết “lỗ ít hay lỗ nhiều” mà thôi, chứ lời thì không có,…

Đợt này, chi cục đã thả 7.000 cá trắm, 7.000 cá rô phi, 6.400 cá mè hoa, 5.800 cá chép và 5.000 các trê. Được biết, các loài giống thủy sản thả đợt này từ nguồn kinh phí tái tạo thủy sản hàng năm và một số trại giống trên địa bàn tỉnh hỗ trợ.