Đẩy mạnh hoạt động khuyến công

Có thể nói, hoạt động KC-TVPTCN trên địa bàn tỉnh thời gian qua giống như “đòn bẩy” tạo điều kiện hỗ trợ nhiều DN, CSSX CNNT vượt qua khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển.
Theo Trung tâm KC-TVPTCN (thuộc Sở Công Thương), từ đầu năm 2015 đến nay, nhiều chương trình KC quốc gia, KC địa phương đã được triển khai và đạt kết quả khả quan, nhất là hoạt động hỗ trợ các đề án sản xuất, kinh doanh của các DN, CSSX CNNT.
Công nhân DNTN Sơn Vũ đang vận hành máy sản xuất ngói màu không nung- ximăng cốt liệu.
Nhiều đề án có triển vọng đạt hiệu quả cao, như: Chế biến dầu ăn tinh khiết từ đậu phộng của hộ kinh doanh Bến Đá (tại xã Hoài Châu Bắc - huyện Hoài Nhơn); Sản xuất trà Dung túi lọc của hộ kinh doanh Nguyễn Cảnh Duy (xã Canh Vinh - huyện Vân Canh); Hỗ trợ máy móc thiết bị và sản xuất sản phẩm ngói màu không nung - xi măng cốt liệu tại DNTN Sơn Vũ (xã Tây Xuân - huyện Tây Sơn);
Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền chế biến hạt điều tại DNTN thương mại Tiến Anh (tại Phù Cát); Sản xuất các sản phẩm từ nhựa của Công ty TNHH Xây dựng, dịch vụ Minh Phát (xã Hoài Tân - huyện Hoài Nhơn)…
Tiêu biểu trong số này là đề án của DNTN Sơn Vũ. Thực hiện chủ trương xóa bỏ lò sản xuất gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công của Chính phủ và của tỉnh, được Trung tâm KC-TVPTCN tư vấn, ông Ngô Văn Diệu - chủ DNTN Sơn Vũ - đã quyết định lập đề án hỗ trợ máy móc thiết bị và sản xuất sản phẩm ngói màu không nung - xi măng cốt liệu; triển khai thực hiện tại cụm công nghiệp Phú An (xã Tây Xuân - Tây Sơn).
Theo thiết kế, dây chuyền sản xuất ngói màu của DN Sơn Vũ có công suất 3 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư gần 2,3 tỉ đồng; trong đó Trung tâm KC-TVPTCN tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng. Đề án đi vào hoạt động sẽ đạt doanh thu khoảng 30 tỉ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế đạt gần 919 triệu đồng/năm; góp phần tăng giá trị SXCN ở địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo ông Nguyễn Bá Tài, Giám đốc Trung tâm KC-TVPTCN, ngoài 3 đề án thuộc chương trình KC quốc gia, chương trình KC địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt với 14 đề án, tổng kinh phí 1,68 tỉ đồng, thuộc các chương trình:
Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất; phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT, áp dụng sản xuất sạch hơn...
Từ nay đến cuối năm, Trung tâm KC-TVPTCN sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện một số đề án KC, như: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất bánh tráng máy tại Công ty TNHH Ngọc Tuấn (tại xã Mỹ Trinh - huyện Phù Mỹ); Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tự động sản xuất nhang cây tại Công ty TNHH Ánh Hải (xã Phước Hưng - huyện Tuy Phước);
Hỗ trợ ứng dụng máy rang và máy xay để phục vụ sản xuất cà phê bột tại Công ty TNHH SX-TM Ngọc Sang (xã Hoài Hương - Hoài Nhơn); Hỗ trợ máy móc thiết bị vào sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tại Công ty TNHH Việt Tân (huyện Hoài Ân)…
Có thể bạn quan tâm

CEO Tập đoàn GIC chỉ ra 4 yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại rót vốn.

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.

Tại Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.