Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 530 máy gặt đập liên hợp, 186 máy gặt hàng xếp dãy, 43 máy tuốt lúa, 561 thiết bị sấy với tổng công suất hơn 10.300 tấn. Khả năng ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt tỷ lệ 78% và khâu sấy lúa đạt 68%.
Ở khâu bảo quản và tồn trữ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lúa gạo có 140 kho chứa lúa gạo với tổng sức chứa 572.169 tấn cùng 328 nhà máy xay xát với tổng công suất xay xát khoảng 1.000 tấn lúa/giờ.
Trong khuôn khổ Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tỉnh Tiền Giang được dự án hỗ trợ 3 máy san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer, 3 máy gặt đập liên hợp, 3 lò sấy, 2 nhà kho quy mô 1.000 tấn/lò.
Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn vừa ký quyết định cấp ứng trước kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 số tiền 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015.

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha