Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Khâu Thu Hoạch Và Sau Thu Hoạch Lúa

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 530 máy gặt đập liên hợp, 186 máy gặt hàng xếp dãy, 43 máy tuốt lúa, 561 thiết bị sấy với tổng công suất hơn 10.300 tấn. Khả năng ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt tỷ lệ 78% và khâu sấy lúa đạt 68%.
Ở khâu bảo quản và tồn trữ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh lúa gạo có 140 kho chứa lúa gạo với tổng sức chứa 572.169 tấn cùng 328 nhà máy xay xát với tổng công suất xay xát khoảng 1.000 tấn lúa/giờ.
Trong khuôn khổ Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tỉnh Tiền Giang được dự án hỗ trợ 3 máy san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer, 3 máy gặt đập liên hợp, 3 lò sấy, 2 nhà kho quy mô 1.000 tấn/lò.
Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) đã bán cho Công ty TNHH KTC ở TP.Hà Nội 10 tấn xoài cát chu Cao Lãnh để công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Sau bài “Miền Tây tràn ngập nông sản Trung Quốc” phóng viên đã tiếp tục ghi nhận ý kiến của các nhiều nông dân và cơ quan chức năng về thực trạng này. Hầu hết ý kiến đều cho rằng, nông sản Trung Quốc nhập về Việt Nam đều là hàng “rởm”, kém chất lượng.

Tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu NDVN xuất sắc 2015, CTQH Nguyễn Sinh Hùng : "Nếu nông dân Việt Nam không tự mình làm chủ, vươn lên hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ thua... Phải lấy mặt trận nông nghiệp làm mặt trận chiến lược để đưa đất nước ta vươn tới thành công".

Những nông dân Việt Nam xuất sắc hôm nay là những người đi đầu trong xóa đói giảm nghèo, làm giàu.

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quản lý chặt việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.