Đẩy Mạnh Cơ Giới Hóa Đồng Ruộng

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.
Đại Lộc thuộc một trong số địa phương mạnh về cơ giới hóa trên đồng ruộng. Theo ông Trần Quốc Khánh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, để phục vụ sản xuất trên những cánh đồng mẫu, cánh đồng sản xuất lúa giống, lượng máy gặt đập liên hợp tại địa phương đã tăng lên khoảng 100 chiếc, máy cày khoảng 400 chiếc, chưa kể hàng ngàn máy gặt rải hàng, máy tuốt lúa gắn máy nổ, máy tuốt phun rơm…
Trong năm 2012, từ Cơ chế 33 (cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015 - PV) Đại Lộc được hỗ trợ 600 triệu đồng phục vụ cho cơ giới hóa đồng ruộng với mức hỗ trợ dành cho người dân mua sắm máy gặt đập liên hợp là 40 triệu đồng/chiếc và máy cày 30 triệu đồng/chiếc.
Năm 2013, mức hỗ trợ lên đến 1 tỷ đồng, nguồn này sẽ được địa phương tiếp tục hỗ trợ dân sắm thêm máy kéo, máy cày đất, máy gặt đập liên hợp với mức hỗ trợ từ 20 - 30% tổng giá trị máy móc tùy loại. Để phục vụ cho khâu bảo quản nông sản lúa gạo, huyện vận động một số HTX có diện tích trồng lúa lớn bỏ vốn đầu tư cơ sở sấy lúa với chi phí từ 250 - 300 triệu đồng/cơ sở.
Đại Hiệp, Đại Minh, Đại Cường, Đại Phong, thị trấn Ái Nghĩa… là những địa phương tiên phong trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa đồng ruộng. Đầu vụ hè thu này, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện cùng với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình “Gieo lúa bằng công cụ sạ hàng kéo tay” trên cánh đồng mẫu Ô Gia Nam và thôn 8 với 20 công cụ sạ hàng được hỗ trợ cho dân. Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 30% chi phí mua sắm thiết bị và 100% chi phí giống gieo sạ trên diện tích 40ha, còn lại là kinh phí đối ứng của địa phương.
Ông Hứa Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa cho biết, từ năm 2012, cùng với một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh, thị trấn Ái Nghĩa được chọn triển khai dự án “Phát triển vùng sản xuất hạt giống lúa lai tỉnh Quảng Nam”. Theo đó, mức đầu tư, hỗ trợ địa phương nhận được trong năm 2012 là 6,6 tỷ đồng phục vụ xây dựng, phát triển cánh đồng sản xuất hạt giống lúa lai Trung An 1 (thôn Trung An) với quy mô 25ha.
Cạnh đó, được đầu tư bê tông hóa giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, tổ chức “dồn điền đổi thửa” trên diện tích gần 300ha với 12/14 khu của thị trấn, triển khai chương trình thu gom rác thải nguy hại (chai, lọ, bao ni lông…) với 40 bể thu gom lắp đặt tại nhiều cánh đồng của thị trấn.
Theo ông Hứa Văn Hùng, tỷ lệ cơ giới hóa tại thị trấn đạt từ 70 - 80%, HTX thị trấn Ái Nghĩa có 600m2 nhà xưởng lò sấy, có công suất 25 tấn/ca/12 giờ, 250m2 nhà kho, 1.500m đường nội đồng thuộc vùng sản xuất giống đã được bê tông hóa. “Hiện, HTX đang lập đề án đầu tư sản xuất lúa chất lượng cao, mua sắm thiết bị chế biến gạo hàng hóa, dự kiến cung cấp sản phẩm ra thị trường vào cuối năm nay” - ông Hùng cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Bất chấp lệnh cấm đánh bắt một cách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều tàu thuyền cùng hàng trăm ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng vẫn ra khơi vụ Nam với quyết tâm bám biển, giữ ngư trường.
Sáng 22-5, Trung tá Hồ Chí Thanh - Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày (22-5), tại kho đông lạnh của Công ty TNHH Đánh bắt chế biến thủy sản Hoàng Sa ở tổ 5, thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, TP.Nha Trang đã xảy ra một vụ cháy, gây thiệt hại lớn cho công ty này.

Ai đã từng đến vùng ven biển xã An Hải (Ninh Phước - Ninh Thuận) chắc hẳn không thể nào quên vùng đất một thời hoang vu, quanh năm chỉ có gió cát. Vậy mà, như một sự biến đổi diệu kỳ, giờ đây, vùng đất này đang từng ngày “đổi thịt, thay da” bởi với sự hình thành những cơ sở sản xuất tôm giống quy mô vào loại nhất, nhì cả nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.