Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân
Ngày đăng: 17/06/2012

Huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã xuống giống dứt điểm lúa Hè - Thu với diện tích 22.799 ha, đạt 100% so kế hoạch, giống lúa chủ lực là OM 6976, OM 6976-14, OM 9605 và một số giống lúa thơm nhẹ; lịch xuống giống giữa các địa phương khác nhau nên trên đồng ruộng hiện nay lúa ở nhiều giai đoạn từ mạ đến làm đòng - trổ, theo đó đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trà lúa có hơn 2.290 ha nhiễm sâu bệnh, trong đó có hơn 2.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, đây là đối tượng gây hại gần như suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Các ngành chuyên môn huyện chủ động phối hợp cùng các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân cách nhận dạng đúng đối tượng và sử dụng đúng thuốc đặc trị.

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, hỗ trợ nông dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Cũng theo các ngành chuyên môn, hiện nay nấm bệnh đạo ôn có nhiều chủng khác nhau cùng gây hại trên lúa, một số thuốc trừ nấm bệnh thường được sử dụng từ trước đến nay không đạt hiệu quả cao; bên cạnh đó, một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá, nông dân chủ quan phun thuốc trễ nên không khống chế được bệnh, dẫn đến lúa bị thiệt hại nặng.

Dự báo trong thời gian tới, bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển và gây hại trên diện rộng, bà con nông dân cần theo dõi đồng ruộng để phát hiện và xử lý thuốc khi bệnh xuất hiện, đối với lúa bị bệnh nặng nên phun thuốc lặp lại lần 2 sau 5 - 7 ngày, ngoài ra cần xác định đúng đối tượng dịch hại trên đồng ruộng để sử dụng đúng thuốc đặc trị, bảo vệ tốt mùa màng.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

24/08/2015
Nuôi tôm công nghiệp bằng năng luợng mặt trời Nuôi tôm công nghiệp bằng năng luợng mặt trời

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.

24/08/2015
Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cá tra Đồng Tháp nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng cá tra

Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan tại Việt Nam (IDH) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam về Chương trình phát triển cá tra bền vững.

24/08/2015
Chọn tôm giống tốt yếu tố quan trọng cho vụ nuôi thành công Chọn tôm giống tốt yếu tố quan trọng cho vụ nuôi thành công

Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.

24/08/2015
Dùng vắc-xin phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá tra Dùng vắc-xin phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá tra

Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa nghiệm thu dự án “Ứng dụng vắc-xin Alphaject pangal để phòng trị bệnh gan thận mủ cho cá tra nuôi thâm canh trong ao đất” do kỹ sư Đặng Thanh Cường, Trạm Thủy sản thị xã Ngã Bảy làm chủ nhiệm. Sau hơn 1 năm nghiên cứu, dự án đã thực hiện được mục tiêu là làm giảm tỷ lệ bệnh gan thận mủ trên con cá tra, giảm tổn thất, thiệt hại cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi cá nhờ tiêm vắc-xin.

24/08/2015