Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân

Đẩy Mạnh Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Cho Nông Dân
Ngày đăng: 17/06/2012

Huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã xuống giống dứt điểm lúa Hè - Thu với diện tích 22.799 ha, đạt 100% so kế hoạch, giống lúa chủ lực là OM 6976, OM 6976-14, OM 9605 và một số giống lúa thơm nhẹ; lịch xuống giống giữa các địa phương khác nhau nên trên đồng ruộng hiện nay lúa ở nhiều giai đoạn từ mạ đến làm đòng - trổ, theo đó đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trà lúa có hơn 2.290 ha nhiễm sâu bệnh, trong đó có hơn 2.000 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn, đây là đối tượng gây hại gần như suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Các ngành chuyên môn huyện chủ động phối hợp cùng các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân thông qua các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân cách nhận dạng đúng đối tượng và sử dụng đúng thuốc đặc trị.

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, hỗ trợ nông dân phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Cũng theo các ngành chuyên môn, hiện nay nấm bệnh đạo ôn có nhiều chủng khác nhau cùng gây hại trên lúa, một số thuốc trừ nấm bệnh thường được sử dụng từ trước đến nay không đạt hiệu quả cao; bên cạnh đó, một số diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá, nông dân chủ quan phun thuốc trễ nên không khống chế được bệnh, dẫn đến lúa bị thiệt hại nặng.

Dự báo trong thời gian tới, bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển và gây hại trên diện rộng, bà con nông dân cần theo dõi đồng ruộng để phát hiện và xử lý thuốc khi bệnh xuất hiện, đối với lúa bị bệnh nặng nên phun thuốc lặp lại lần 2 sau 5 - 7 ngày, ngoài ra cần xác định đúng đối tượng dịch hại trên đồng ruộng để sử dụng đúng thuốc đặc trị, bảo vệ tốt mùa màng.

Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch Thành Phố Cà Mau Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Chạch

Hiện nay, cá chạch được người tiêu dùng ưa thích, thị trường tiêu thụ ổn định. Thành công của mô hình này sẽ là cơ sở để các ngành chức năng của thành phố Cà Mau đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi để chuyển giao và nhân rộng, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

09/11/2014
Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích Sử Dụng Biogas, Nhiều Tiện Ích

Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường ngày càng nhiều. Hiện nay, việc ứng dụng xây hầm biogas vào chăn nuôi nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải, tiết kiệm chi phí tiền mua khí đốt, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt khu vực đông dân cư đang được một số địa phương thực hiện, mang lại hiệu quả.

11/11/2014
Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

09/11/2014
Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

11/11/2014
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

09/11/2014