Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên, để các biện pháp đó phát huy hiệu quả thì việc quản lý chất lượng tôm giống – một trong những yếu tố để tăng năng suất tôm nuôi cũng được tỉnh Cà Mau quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chất lượng tôm giống theo đúng các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh; kiên quyết tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Rà soát, bố trí công chức, viên chức có tâm huyết, công tâm trong công việc tham gia trực tiếp các hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quản lý tôm giống.
Các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan báo, đài trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất tôm giống bảo đảm chất lượng; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý chất lượng tôm giống, tự giác tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Kịp thời phát hiện, tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và phê phán mạnh mẽ các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chất lượng tôm giống.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống thủy sản.
Cà Mau tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng tôm giống, tôm bố mẹ để sinh sản nhân tạo; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đúng quy định kết hợp xử lý nghiêm như: rút giấy phép hoạt động, tiêu hủy tôm mang mầm bệnh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tỉnh chỉ đạo cho Sở Công an phối hợp với các sở ngành hữu quan và huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, ký kết thỏa thuận thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...